Đối với các doanh nghiệp thường xuyên mua hàng hóa nông sản, kế toán cần lưu ý những gì với hóa đơn đầu vào? Nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh hàng nông sản vẫn gặp nhiều vấn đề vướng mắc tại khâu mua vào, đặc biệt là về hóa đơn, tính chi phí và thuế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng để doanh nghiệp tham khảo.
Một số vấn đề cần lưu ý đối với hóa đơn đầu vào hàng nông sản.
Xem thêm: Mặt hàng nông sản không chịu thuế
Nội dung chính
- 1 1. Thuế suất GTGT đối với hàng nông sản
- 2 2. Doanh nghiệp mua hàng nông sản trực tiếp của nông dân có được khấu trừ thuế đầu vào không?
- 3 3. Không có hóa đơn đầu vào hàng nông sản có được tính là chi phí hợp lý không?
- 4 4. Hồ sơ kê khai chi phí đối với trường hợp không có hóa đơn đầu vào hàng nông sản
1. Thuế suất GTGT đối với hàng nông sản
Tìm hiểu thêm: Tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Khoản 1, Điều 4, Khoản 5, Điều 5 và Khoản 5 Điều 10 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định về thuế suất đối với hàng nông sản (gồm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản) được áp dụng như sau:
- Các sản phẩm nông sản do tổ chức, cá nhân tự sản xuất và sơ chế: thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Hàng nông sản sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại: Thuộc các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
- Sản phẩm nông sản sơ chế thông thường bán cho các đơn vị, cá nhân khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại: Chịu thuế suất 5%.
2. Doanh nghiệp mua hàng nông sản trực tiếp của nông dân có được khấu trừ thuế đầu vào không?
Về vấn đề hóa đơn đầu vào hàng nông sản, một vấn đề nhiều kế toán gặp vướng mắc là khấu trừ thuế đầu vào. Các mặt hàng nông sản mua trực tiếp của nông dân được xác định là thuộc do tổ chức, cá nhân tự sản xuất và sơ chế, tức là thuộc đối tượng hàng hóa không chịu thuế GTGT theo các thông tin đã đưa ở phần trên. Mặt khác, tại Điểm 1.3, Mục III, Phần B, Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào: “a) Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.” Theo các quy định trên, đối với hàng nông sản do nông dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt, chế biến thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp mua hàng nông sản của nông dân trực tiếp sản xuất bán ra do đó sẽ không phải trả thuế GTGT, cũng không có thuế GTGT đầu vào để được khấu trừ. >> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước.
3. Không có hóa đơn đầu vào hàng nông sản có được tính là chi phí hợp lý không?
Theo Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC: “1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. 2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: … 2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: – Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; – Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; – Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra; – Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; – Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra; – Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).” Như vậy, theo quy định trên, mặt hàng nông sản mua của người sản xuất trực tiếp ra và không có hóa đơn thì doanh nghiệp cần phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng.
Tham khảo thêm: Chứng từ khấu trừ thuế tncn là gì
Xử lý trong trường hợp mua hàng nông sản không có hóa đơn đầu vào.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp không lập bảng kê thu mua hàng hóa theo mẫu hoặc không kèm chứng từ thanh toán để chứng minh việc mua hàng thì khoản chi phí này sẽ không được tính là chi phí hợp lý khi doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
4. Hồ sơ kê khai chi phí đối với trường hợp không có hóa đơn đầu vào hàng nông sản
Để doanh nghiệp kê khai chi phí mua nguyên liệu nông sản tại các nguồn không có hóa đơn, kế toán có thể căn cứ theo Mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC cùng với chứng từ thanh toán cho người bán như sau:
Tham khảo thêm: Các Loại Thuế Phí Phải Nộp Khi Mua Bán, Chuyển Nhượng Nhà Đất 2020
- Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản giữa hai bên.
- Chứng từ thanh toán.
- Biên bản bàn giao hàng hóa.
Lưu ý:
- Bảng kê phải do người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc người ủy quyền ký.
- Giá mua hàng hóa trên bảng kê phải được xác định tương đương giá thị trường.
- Nếu giá mua hàng hóa trên bảng kê cao hơn giá thị trường thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng cùng loại hoặc thị trường để tính lại chi phí được khấu trừ.
Trên đây là một số vấn đề quan trọng về hóa đơn đầu vào hàng nông sản. Doanh nghiệp cần lưu ý trong khâu mua hàng để được khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập tính thuế. Ngoài ra, mọi thắc mắc về cách viết hóa đơn giá trị gia tăng hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 0967 370 488
- Fax: 0967 370 488
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.