Nội dung chính
1. Cách tính lương tháng 13 người lao động cần biết
Lương tháng 13 thường được áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 01 tháng trở lên. Mỗi doanh nghiệp có cách tính lương tháng 13 riêng, dưới đây là 02 cách tính được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp.
1.2 Cách tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình
– Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên:
Xem thêm: Lương tháng 13 tính như thế nào
Mức lương tháng 13 = TLTB 12 tháng
TLTB: tiền lương trung bình
Ví dụ: Anh A có mức lương từ tháng 01/2021 – 10/2021 là 12 triệu đồng/tháng; từ tháng 11/2021 là 15 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tháng 13 của anh được tính như sau: [(12 triệu đồng x 10 tháng ) + (15 triệu đồng x 2 tháng)]/12 tháng = 12,5 triệu đồng.
– Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng:
Tìm hiểu thêm: địa chỉ lưu trú là gì
Mức lương tháng 13 = M/12 x TLTB
M là thời gian làm việc trong năm tính thưởng TBTL: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.
Ví dụ: Chị B làm việc chính thức tại công ty X từ tháng 08/2021, tính đến hết tháng 12/2021 là 05 tháng, mức lương là 07 triệu đồng/tháng.
Công thức tính lương tháng 13 cho người lao động (Ảnh minh họa)
1.2 Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12
Để đảm bảo có lợi nhất cho người lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12. Tức là:
Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12
2. Giải đáp một số thắc mắc về lương tháng 13
2.1 Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động?
Không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động. Việc có trả lương tháng 13 cho người lao động hay không, trả như thế nào phụ thuộc vào thỏa thuận của người lao động và doanh nghiệp, được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động.
Đọc thêm: Chỉ số lạm phát là gì
Nếu không có thỏa thuận, việc trả lương tháng 13 phụ thuộc vào quyết định của chủ doanh nghiệp, dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp và kết quả làm việc, sự nỗ lực, đóng góp của người lao động.
2.2 Lương tháng 13 có tính đóng bảo hiểm xã hội?
Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động không bao gồm tiền lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm.
2.3 Có tính đóng thuế TNCN đối với lương tháng 13?
Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công được coi là thu nhập chịu thuế.
Trong khi đó, lương tháng 13 là một khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công, vì vậy, lương tháng 13 cũng thuộc diện tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Trên đây là thông tin về công thức tính lương tháng 13 được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để LuatVietnam hỗ trợ bạn cụ thể hơn. >> Lương tháng 13: Toàn bộ những điều cần biết
Theo dõi thêm LuatVietnam tại:
- Data.world
- dailymotion.com