logo-dich-vu-luattq

Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế

Thu nhập chính của phần đông người lao động đến từ tiền lương tiền công. Trong khi đó, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang băn khoăn, không biết hiện nay lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Vì thế, công ty kế toán thuế TinLaw sẽ phân tích chi tiết vấn đề này để quý độc giả có thể hiểu rõ hơn.

Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

Trước khi đi sâu vào vấn đề lương bao nhiêu thì chịu thuế thu nhập cá nhân, các bạn cần nhớ công thức tính tiền thuế TNCN:

Xem thêm: Lương bao nhiêu thì phải đóng thuế

Đối với cá nhân không cư trú

Nếu người lao động là cá nhân không cư trú tại Việt Nam, thuế TNCN được tính theo công thức:

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%

Đối với cá nhân cư trú

Nếu người lao động là cá nhân cư trú tại Việt Nam:

  • TH1: Nếu hợp đồng lao động < 3 tháng, mức lương chi trả ≥ 2 triệu đồng/tháng, thuế thu nhập cá nhân sẽ tính theo thuế suất toàn phần.

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 10%

  • TH2: Nếu Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt Nam thì tính theo biểu luỹ tiến từng phần.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn xác định cá nhân cư trú hay không cư trú

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Số thuế TNCN phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

Tìm hiểu thêm: Thuế thu nhập cá nhân khi bán đất

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

Trong đó:

Thu nhập tính thuế (TNTT) được xác định theo công thức:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế: Mức giảm trừ 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
  • Bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện
    • Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
    • Mức giảm trừ bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%.
    • Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ.
  • Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
    • Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa.
    • Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 15/01/2020.

>> Xem thêm: Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Tìm hiểu thêm: Mã số doanh nghiệp và mã số thuế

Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản được miễn thuế.

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

Một số khoản được miễn thuế gồm:

  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa:
    • Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn mà chi tiền cho người lao động (phụ cấp vào lương) được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng (Theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội);
    • Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua xuất ăn cho nhân viên thì được miễn toàn bộ.
  • Phụ cấp điện thoại
  • Phụ cấp xăng xe, đi lại
  • Phụ cấp trang phục
    • Nếu chi bằng hiện vật (tổ chức mua về trang phục về phát cho nhân viên) được miễn toàn bộ.
    • Nếu chi bằng tiền: tối đã 5 triệu/người/năm
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
  • Tiền công tác phí.

>> Xem thêm: Các khoản thu nhập miễn thuế – không tính thuế thu nhập cá nhân

>> Xem chi tiết: Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Thu nhập trên 11 triệu mới có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập trên 11 triệu mới có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Lương bao nhiêu mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Đối với vấn đề thu nhập cá nhân bao nhiêu thì phải nộp thuế, TinLaw xin chia thành 2 trường hợp:

Đối với cá nhân không cư trú

Căn cứ theo công thức đã đề cập ở phần trên, đối với cá nhân không cư trú (người nước ngoài), chỉ cần thu nhập chịu thuế > 0 đồng thì sẽ phải đóng thuế TNCN với thuế suất 20%. Và người chi trả thu nhập (doanh nghiệp) có trách nhiệm khấu trừ thuế trực tiếp vào tiền lương, tiền công trước khi trả cho người lao động.

*Lưu ý: Cá nhân không cư trú KHÔNG phải quyết toán thuế TNCN.

Đối với cá nhân cư trú

Căn cứ theo công thức tính thuế TNCN ở phần trên, nếu mức lương người lao động nhận được có tổng thu nhập chịu thuế lớn hơn tổng các khoản giảm trừ thì người lao động mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tức là thu nhập tính thuế phải > 0 thì mới phải nộp thuế nhé!

Để thu nhập tính thuế dương thì tiền lương của người nộp thuế ÍT NHẤT phải trên 11 triệu/tháng (đối với trường hợp không có người phụ thuộc), 15.4 triệu/tháng (đối với trường hợp có 1 người phụ thuộc).

Ví dụ: Ngày 31/01/2022, ông Nguyễn Văn A được thanh toán tiền lương tháng 1 là 18.300.000 vnđ.

Trong đó:

  • Lương cơ bản (Lương tham gia BH: 6.000.000),
  • Tiền ăn ca: 700.000.
  • Tiền hỗ trợ điện thoại: 1.000.000,
  • Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại: 3.000.000.
  • Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ: 3.600.000,
  • Tiền thưởng: 4.000.000
  • Các khoản BH phải đóng là: 10,5% (BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%) trên mức lương tham gia BH là: 6.000.000 = 630.000
  • Ông A có nuôi 1 con nhỏ (Đã Đăng ký giảm trừ gia cảnh)

Để xác định mức lương có đóng thuế thu nhập cá nhân hay không, các bạn thực hiện như sau:

  • Thu nhập chịu thuế = 18.300.000 – (700.000 + 1.000.000) = 16.600.000
  • Thu nhập tính thuế TNCN = 16.600.000 – (11.000.000 + 4.400.000 + 630.000) = 570.000 (>0, nên ông A phải nộp thuế)
  • Thuế TNCN Ông A phải nộp là:

Cách 1: (Theo phụ lục 01/PL-TNCN bên trên)

Thu nhập tính thuế = 570.000 (Thuộc bậc 1: “Đến 5 triệu đồng (trđ)”)

-> Thuế TNCN phải nộp = 0 trđ + 5% TNTT (Thu nhập tính thuế)

= 0 + (5% x 570.000) = 28.500

Cách 2: (Theo phụ lục 01/PL-TNCN bên trên) (Cách này sẽ nhanh hơn rất nhiều khi tính thuế cho những người có nhiều bậc)

Thu nhập tính thuế = 570.000 (Thuộc bậc 1: “Đến 5 triệu đồng (trđ)”)

-> Thuế TNCN phải nộp = 5% TNTT (Thu nhập tính thuế)

= 5% X 570.000 = 28.500

Như vậy, tháng 1 ông A phải nộp 28.500 đồng thuế TNCN.

Đặc biệt, Theo Luật Quản lý thuế 2019 vừa được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua vào ngày 13/6/2019, từ 01/7/2020 cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống sẽ được miễn nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

>> Xem thêm: Cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN

Trên đây TinLaw vừa giải đáp xong thắc mắc mức lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu vẫn còn vấn đề không rõ hoặc có câu hỏi liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, quý độc giả vui liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn, giải đáp.

Gọi ngay!!!

Tìm hiểu thêm: Cách kiểm tra mã số thuế

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !