Luật sư tư vấn:
1.1 Chia tài sản chung của vợ chồng khi chồng mất:
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản vợ và chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, gồm có tài sản mà vợ chồng mua được; nhận chuyển nhượng; thu nhập do lao động, sản xuất kinh doanh; hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng; tài sản được tặng choc hung, thừa kế chung.
Xem thêm: Luật thừa kế tài sản không di chúc
Điều này cũng có thể hiểu rằng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau kết hôn được coi là tài sản chung. Trong tình huống của bạn có thể thấy khá rõ phần tài sản: miếng đất và một căn nhà mà bố mẹ bạn có là tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân như ly hôn và một bên vợ hoặc chồng chết thì phần tài sản chung sẽ được chia đôi.
Đối với trường hợp chồng chết thì tài sản chung sẽ được chia đôi, trong đó một nửa tài sản sẽ thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của vợ. Phần tài sản còn lại thuộc về quyền sử dụng, quyền sở hữu của chồng và phần này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật Dân sự về Thừa kế.
Việc thừa kế được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.
1.2. Quy định về chia thừa kế khi người mất không để lại di chúc:
Tìm hiểu thêm: Tư vấn luật
>> Xem thêm: Quy định mới về phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, nhà ở ?
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản.
Hàng thừa kế theo pháp luật được ấn định gồm có ba hàng thừa kế, cụ thể:
Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha, mẹ (gồm cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi) của người chết
Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội ngoại
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội; cụ ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Di sản thừa kế sẽ chia theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất; nếu trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai.
Tham khảo thêm: Pháp luật dân sự là gì
Đối chiếu với tình huống của bạn di sản thừa kế của bố để lại sẽ được chia theo pháp luật như sau:
Tài sản riêng bố bạn có trước hôn nhân và một nửa tài sản chung của bố mẹ bạn được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: bố; mẹ (ông bà nội của bạn); mẹ bạn; bạn; và hai người con còn lại ( tổng cộng chia thừa kế thành 6 phần bằng nhau).
Như bạn trao đổi, trong gia đình còn có những người là anh chị của bố bạn. Tuy nhiên trong trường hợp này, những đối tượng là anh, chị của người chết thuộc hàng thừa kế thứ hai; mà như phân tích ở trên thì hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế. Vì vậy những người anh chị của bố bạn sẽ không được hưởng thừa kế.
>> Xem thêm: Mẫu văn bản phân chia tài sản thừa kế mới năm 2022, Cách chia thừa kế quyền sử dụng đất ?
1.3. Từ những nội dung trên có thể kết luận hai vấn đề trong tình huống của bạn như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng khi một trong hai người chết thì tài sản chung sẽ được chia đôi cho hai vợ chồng; phần tài sản chia cho người chồng sẽ tiền hành chia thừa kế.
2. Khi chia tài sản thừa kế của một người không để lại di chúc thì sẽ chia theo pháp luật quy định- theo hàng thừa kế, bắt đầu từ hàng thừa kế thứ nhất và những người được hưởng thừa kế cùng hàng với nhau thì được hưởng di sản bằng nhau. Và hàng thừa kế sau sẽ không được hưởng di sản thừa kế khi đi sản đã được chia cho những người ở hàng thứ nhất.
Trên đây là ý kiến của chúng tôi về tình huống của bạn, trường hợp khách hàng còn có bất kỳ vướng mắc nào có thể liên hệ số tổng đài: 1900.6162 để được gặp chuyên viên tư vấn. Trân trọng cảm ơn!
Tìm hiểu thêm: Cùng bạn chia sẻ mọi vấn đề pháp luật