Luật kế toán 2015 vừa được ban hành ngày 20/11/2015 với nhiều quy định về nội dung công tác kế toán; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; quản lý nhà nước về kế toán; …
Luật kế toán năm 2015 gồm 6 Chương, 74 Điều, giảm 01 Chương và tăng 10 Điều so với Luật Kế toán 2003.
Xem thêm: Luật kế toán 88 2015 qh13
Chương I. Những quy định chung
Chương II. Nội dung công tác kế toán
Chương III. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
Chương IV. Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán
Chương V. Quản lý nhà nước về kế toán
Chương VI. Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật kế toán 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
Nội dung chính
- 1 – Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý
- 2 – Báo cáo tài chính nhà nước
- 3 – Thời gian kiểm tra kế toán được Điều 36 Luật số 88/2015/QH13 quy định như sau:
- 4 – Điều 39 Luật kế toán 2015 quy định việc kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
- 5 – Bổ sung Chương IV về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, với các quy định nổi bật sau:
– Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý
Tìm hiểu thêm: Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai
Các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính gồm:
+ Công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán;
+ Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán.
– Báo cáo tài chính nhà nước
Theo Điều 30 Luật KT 2015, việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
+ Bộ Tài chính lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình UBND cấp tỉnh để báo cáo HĐND cùng cấp;
+ Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước.
– Thời gian kiểm tra kế toán được Điều 36 Luật số 88/2015/QH13 quy định như sau:
Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp thì thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ.
– Điều 39 Luật kế toán 2015 quy định việc kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
+ Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
Đọc thêm: điều 192 bộ luật hình sự
+ Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
– Bổ sung Chương IV về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, với các quy định nổi bật sau:
+ Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Điều kiện cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán tại Điều 65 Luật KT 2015
+ Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
+ Tổ chức nghề nghiệp về kế toán
Luật kế toán 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Đọc thêm: Hình thức thể hiện của pháp luật