1. Khái niệm về hình thức pháp luật
Theo cách tiếp cận của triết học, hình thức của pháp luật cũng như hình thức của các sự vật, hiện tượng khác luôn bao gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.
Hình thức bên trong của pháp luật là cơ cấu bên trong của nó, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. Pháp luật là hệ thống quy tắc ứng xử của con người trong đời sống hàng ngày được hình thành thông qua nhà nước, do vậy hình thức bên trong của pháp luật chính là mối liên hệ, sự liên kết giữa các quy tắc xử sự đó. Trong khoa học pháp lí, hình thức bên trong của pháp luật được đề cập bằng khái niệm hình thức cấu trúc của pháp luật. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu sâu sắc hơn trong Chương Hệ thống pháp luật của giáo trình này.
Xem thêm: Hình thức thể hiện của pháp luật
Hình thức bên ngoài của pháp luật là dáng vẻ bề ngoài, là dạng (phương thức) tồn tại của nó. Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể thấy pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu. Hình thức bên ngoài của pháp luật cũng được tiếp cận trong mối tương quan với nội dung của nó. Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là toàn bộ những yếu tố tạo nên pháp luật, còn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội dung. Pháp luật là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Thực tiễn lịch sử cho thấy, pháp luật chủ yếu được thể hiện dưới những hình thức là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
2. Hình thức văn bản pháp luật là gì ?
Tham khảo thêm: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật việt nam
Hình thức là “cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung”. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa rộng, hình thức văn bản pháp luật bao gồm rất nhiều vấn đề, như: tên loại văn bản, mẫu trình bày văn bản, bố cục văn bản, cách thức trình bày nội dung văn bản, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản… Tuy nhiên, trong phạm vi Chương này chỉ giới hạn xem xét hai vấn đề của hình thức văn bản pháp luật là tên loại văn bản pháp luật và kĩ thuật trình bày các chi tiết mang tính chất mẫu được sử dụng phổ biến đối với các văn bản pháp luật.
3. Phân loại các hình thức pháp luật phổ biến
Có ba hình thức pháp luật phổ biến là pháp luật tập quán, pháp luật án lệ và văn bản quy phạm pháp luật.
1) Pháp luật tập quán (tập quán pháp) là những tập quán được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước;
Tham khảo thêm: Luật Người khuyết tật năm 2010
2) Án lệ pháp luật (án lệ pháp, tiền lệ pháp) là hình thức pháp luật hình thành từ hoạt động xét xử của Toà án. Các bản án mẫu mực sau khi được một Hội đồng Thẩm phán có thẩm quyền thừa nhận sẽ trở thành khuôn mẫu áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau;
3) Văn bắn quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản hoặc cần thiết.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Tìm hiểu thêm: Tư vấn luật đất đai miễn phí