logo-dich-vu-luattq

Liên đới là gì? (Cập nhật 2022)

Lien doi la gi Cap nhat 2022

Liên đới là gì? (Cập nhật 2022)

Xem thêm: Liên đới là gì

Tìm hiểu thêm: Cá độ bóng đá là gì

Trong đời sống xã hội, nếu hai người cùng làm hỏng tài sản thì cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với chủ sở hữu.

Vậy liên đới là gì? Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

1. Liên đới là gì?

  • Liên đới là sự ràng buộc lẫn nhau về mặt trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các chủ thể.
  • Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ_Theo quy định tại Điều 288 Bộ luật dân sự 2015.

2. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới là gì?

Tham khảo thêm: Mê tín dị đoan là gì?

Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 thì căn cứ phát sinh nghĩa vụ bao gồm:

  • Hợp đồng.
  • Hành vi pháp lý đơn phương.
  • Thực hiện công việc không có ủy quyền.
  • Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  • Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
  • Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Một số trường hợp phải chịu trách nhiệm liên đới trong Bộ luật dân sự 2015:

  • Căn cứ khoản 4 Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
  • Tại Điều 338 Bộ luật Dân sự 2015, thì khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.

3. Mục đích của nghĩa vụ liên đới là gì?

  • Mục đích của việc xác định nghĩa vụ liên đới nằm bảo đảm quyền lợi tối đa cho chủ thể có quyền. Pháp luật buộc nhiều người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật, kể cả khi có một trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
  • Vì vậy, trong quan hệ nghĩa vụ liên đới, những người có nghĩa vụ luôn luôn liên quan với nhau trong cả quá trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu của những người có quyền luôn được coi là một thể thống nhất.

4. Một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ liên đới là gì?

  • Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
  • Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
  • Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
  • Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.
  • Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ.

4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015 số: 91/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về liên đới là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến liên đới là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn về liên đới là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Đọc thêm: Doanh nghiệp lớn là gì ?

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 0967 370 488
  • Gmail: info@dichvuluattoanquoc.com
  • Website: accgroup.vn
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !