1/ Mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có đánh mất quyền lợi?
Điều 96 Luật BHXH năm 2014 ghi nhận về sổ BHXH như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Xem thêm: Làm mất sổ bảo hiểm xã hội
Sổ BHXH là một loại giấy tờ quan trọng làm cơ sở để cơ quan BHXH giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Nếu không may làm mất sổ BHXH, người lao động dù không bị trừ thời gian đã đóng BHXH trước đó nhưng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm thủ tục hưởng chế độ của người lao động:
1 – Có thể bị từ chối giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Bởi khoản 3 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 yêu cầu người lao động đã nghỉ việc trước khi sinh con, nhận con nuôi khi đến làm thủ tục hưởng chế độ thai sản phải xuất trình sổ BHXH để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu quá trình đóng ghi trên sổ BHXH và trả lại sổ BHXH cho người nộp.
2 – Không đủ giấy tờ để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3 – Không đủ hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề.
4 – Không thể rút BHXH 1 lần.
5 – Không được giải quyết hưởng lương hưu.
6 – Thân nhân không được giải quyết chế độ tử tuất khi người lao động chết.
Tham khảo thêm: Trên 60 tuổi có được đóng bhxh không
Bản chính sổ BHXH là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp thất nghiệp; BHXH 1 lần; lương hưu; chế độ tử tuất.
2/ Mất sổ bảo hiểm xã hội có được cấp lại?
Khoản 2 Điều 97 Luật BHXH năm 2014 quy định về trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng như sau:
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Theo đó, nếu để mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ khác cho mình.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để được cấp lại sổ BHXH do bị mất, người lao động đến các cơ quan BHXH sau đây:
– Người đang đi làm: Đến cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia BHXH.
– Người tham gia BHXH tự nguyện: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Người lao động đã nghỉ việc: Đến bất kì cơ quan BHXH nào trên toàn quốc.
3/ Thủ tục xin cấp lại số bảo hiểm xã hội bị mất
Để xin cấp lại sổ BHXH bị mất, người lao động có thể đến trực tiếp cơ quan BHXH hoặc thực hiện thủ tục online thông qua ứng dụng VssID hay Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam.
Cách 1. Xin cấp lại sổ BHXH tại cơ quan BHXH
Tham khảo thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp, 1.500.000đ
– Hồ sơ chỉ gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện cho cơ quan BHXH.
– Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
Cách 2. Xin cấp lại sổ BHXH online
* Thực hiện trên VssID:
Tại phần Dịch vụ công >> Chọn Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin.
Sau đó, người lao động chỉ việc nhập địa chỉ và tích chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính rồi ấn gửi để hoàn tất.
* Thực hiện trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam:
Người dùng đăng nhập tại https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/ >> Chọn Kê khai hồ sơ >> Chọn kê khai Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng.
Thời gian giải quyết việc cấp sổ BHXH khi làm thủ tục online: Tối đa 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên, nếu đăng ký nhận sổ BHXH cấp lại qua bưu điện, người lao động có thể phải chờ thêm vài ngày.
Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến việc mất sổ bảo hiểm xã hội và thủ tục xin cấp lại.
Nếu trường hợp của bạn không thực hiện được giống như hướng dẫn tại bài viết, các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẵn sàng giải thích rõ ràng hơn với bạn thông qua tổng đài 1900.6192.
>> Sổ bảo hiểm xã hội: 10 điều người lao động cần biết
Đọc thêm: Thủ tục thay đổi số cmnd trên sổ bhxh