logo-dich-vu-luattq

Làm giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm ở đâu

Trên thực tế, việc mà người lao động lên trực tiếp cơ quan bảo hiểm hoặc nơi đang giữ sổ bảo hiểm để nhận sổ là một thao tác tất yếu trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của bất kỳ ai. Thế nhưng, vì nhịp độ của cuộc sống hiện nay nên sẽ có đôi lúc người tham gia bảo hiểm không thể sắp xếp thời gian để đi lấy sổ được. Từ đó, hình thức uỷ quyền đã ra đời nhằm giải quyết các vấn đề như trên. Và trong bài viết hôm nay, Dịch Vụ Bảo Hiểm sẽ hướng dẫn các bạn đọc giả thân yêu cách viết giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành vô cùng đơn giản, hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho bạn trong tương lai.

Giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội là gì?

cách viết giấy uỷ quyền lấy hộ sổ bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Làm giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm ở đâu

Như ở trên đã đề cập, trong các trường hợp bất khả kháng khiến người lao động không thể đi lấy sổ bảo hiểm theo như lịch trình đã hẹn trước thì người đó hoàn toàn có thể uỷ quyền cho người khác để đi lấy hộ. Lúc đó, giữa người uỷ quyền và người được uỷ quyền sẽ phát sinh một loại thủ tục, đó là giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội. Nói dễ hiểu hơn, giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội là một văn bản pháp luật dùng để ghi nhận sự uỷ quyền của người tham gia bảo hiểm cho một người nào đó để người đó có thể đại diện đi lấy sổ bảo hiểm xã hội tại nơi mà người tham gia bảo hiểm chỉ định.

Cách viết giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội

Nếu như bạn chưa có mẫu của giấy ủy quền lấy sổ bảo hiểm thì bạn có thể tìm kiếm trên Internet, tải về biểu mẫu của giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội sau đó đem in ra rồi điền thông tin vào.

Mục 1: Bên uỷ quyền

Mục 1: Bên uỷ quyền
Mục 1: Bên uỷ quyền

Trong phần này, bạn cần ghi toàn bộ các thông tin cá nhân liên quan đến người uỷ quyền một cách chính xác nhất, các thông tin đó bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân hoặc số căn cước công dân, ngày cấp và nơi cấp của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, địa chỉ mà bạn đang sinh sống, số điện thoại liên hệ. Trong trường hợp bạn là người uỷ quyền thì bạn sẽ điền những nội dung trên bằng chính thông tin cá nhân của mình.

Mục 2: Bên được uỷ quyền

Mục 2: Bên được uỷ quyền
Mục 2: Bên được uỷ quyền

Cũng tương tư như mục 1 nhưng mục này sẽ là các thông tin cá nhân liên quan đến người được uỷ quyền để nhận sổ bảo hiểm. Vì cả mục 1 và mục 2 đều có chức năng là định danh để xác nhận thông tin về người uỷ quyền cũng như là người được uỷ quyền nên đòi hỏi 2 mục này cần có độ chính xác tuyệt đối. Vậy nên bạn hãy thật chú ý khi điền 2 mục này nhé.

Mục 3: Nội dung uỷ quyền

Mục 3: Nội dung uỷ quyền
Mục 3: Nội dung uỷ quyền

Tìm hiểu thêm: Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội

Ở mục 3, bạn sẽ phải điền những thông tin liên quan đến nội dung của việc uỷ quyền cho bên khác để bên đó có thể đi nhận sổ bảo hiểm xã hội thay bạn. Các thông tin mà bạn cần điền bao gồm: Tên của người uỷ quyền và người được uỷ quyền, nơi lấy sổ, số bảo hiểm xã hội mang tên người uỷ quyền, nơi cấp sổ bảo hiểm xã hội, ngày tháng năm được cấp sổ bảo hiểm xã hội. Riêng phần “Liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận chế độ…” thì bạn có thể không điền nếu không có nghiệp vụ khác được phát sinh. Bạn cần chú ý một chút ở mục “Nơi cấp sổ bảo hiểm xã hội…” vì chưa chắc nơi mà bạn nhận sổ là nơi cấp sổ cho bạn, nên tốt nhất là bạn hãy liên hệ với cơ quan bảo hiểm gần nhất để có thể xác thực thông tin này.

Mục 4: Thời hạn uỷ quyền

Mục 4: Thời hạn uỷ quyền

Theo kinh nghiệm của Dịch Vụ Bảo Hiểm thì bạn nên điền thời gian uỷ quyền vượt quá thời hạn nhận sổ một chút để tránh phát sinh các trường hợp bất khả kháng.

Mục 5: Cam kết thực hiện

Mục 5: Cam kết thực hiện
Mục 5: Cam kết thực hiện

Mục này là đại diện cho sự cam kết giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền. Bạn không cần ghi gì ở mục này cả nhưng bạn nên đọc sơ qua để biết được quyền hạn và trách nhiệm của hai bên là gì. Sau khi hoàn thành mục 5 thì bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền sẽ cùng nhau nhau ký tên, tiếp theo là đưa văn bản này đến Uỷ Ban Nhân Dân địa phương để chờ công chứng nữa là xong.

Các câu hỏi liên quan đến việc uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội:

1. Ngoài giấy uỷ quyền thì có cần đem theo giấy tờ gì khác để nhận thay sổ bảo hiểm không?

Ngoài giấy uỷ quyền ra, bạn cần đem theo 2 loại giấy tờ khác nếu muốn nhận thay sổ bảo hiểm cho người nào đó:

  • Giấy tờ tùy thân của người uỷ quyền: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu,…
  • Giấy tờ tùy thân của người được uỷ quyền: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu,…

2. Thời hạn nhận sổ bảo hiểm là bao lâu?

Bạn sẽ có 2 trường hợp như sau:

  • Trường hợp cấp sổ bảo hiểm cho người lần đầu tham gia hoặc cấp lại sổ bảo hiểm: Thời hạn cấp mới sổ bảo hiểm thường chỉ khoảng 5 ngày trở xuống tính từ ngày cán bộ nhận đủ hồ sơ của người lao động. Tuy nhiên, nếu có các vấn đề phát sinh thì thời hạn có thể bị kéo dài lâu hơn.
  • Trường hợp người lao động nghỉ việc: Thời hạn để đơn vị sử dụng lao động hoàn trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là từ 7 đến 30 ngày làm việc (Căn cứ theo bộ Luật lao động 2012).

3. Làm thế nào để công chứng giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm?

Tìm hiểu thêm: Thu tuc lam bhxh 1 lan

Căn cứ theo điều 40, 41, 55 thuộc Luật công chứng năm 2014 thì người uỷ quyền chỉ cần mang văn bản giấy uỷ quyền cùng các giấy tờ tùy thân của mình như: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ khẩu,… đến văn phòng công chứng là sẽ được hướng dẫn. Ngoài ra, nếu bạn không biết tự làm giấy uỷ quyền tại nhà thì cũng có thể ra đây để các cán bộ hướng dẫn bạn thực hiện một cách chính xác nhất.

4. Người được uỷ quyền phải đến địa điểm nào để nhận sổ bảo hiểm?

Thường thì người được uỷ quyền sẽ nhận sổ tại nơi mà người uỷ quyền được các đơn vị đang giữ sổ hẹn trước, cụ thể:

  • Trường hợp cấp sổ bảo hiểm cho người lần đầu tham gia hoặc cấp lại sổ bảo hiểm: Trong trường hợp này, người được uỷ quyền sẽ nhận sổ bảo hiểm tại các cơ quan bảo hiểm ở địa phương.
  • Trường hợp người lao động nghỉ việc: Người được uỷ quyền sẽ nhận sổ tại trụ sở của đơn vị sử dụng lao động mà người lao động ở đây chính là người uỷ quyền.

5. Ngoài sổ bảo hiểm xã hội ra thì có thể uỷ quyền để nhận hộ những thứ khác không?

Trước đó thì ngoài sổ bảo hiểm xã hội ra, bạn vẫn có thể nhờ người khác nhận hộ các khoản bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp thất nghiệp,… Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại thì bạn chỉ có thể uỷ quyền cho bên thứ ba khi bạn gặp các trường hợp như: ốm, đau, tai nạn lao động,… khiến bạn không thể đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm và điều này cần được chứng thực bằng giấy xác nhận của các cơ sở y tế ( căn cứ theo các điều khoản trong công văn số 1165/BHXH-ST)

Lời kết

Vậy là thông qua bài viết này, Dịch Vụ Bảo Hiểm đã gửi đến các bạn một cách viết giấy uỷ quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội cực kỳ dễ dàng. Bằng phương pháp này thì chỉ với vài thao tác đơn giản thôi là bạn đã tạo ra được một văn bản uỷ quyền hoàn chỉnh và đúng theo quy định của pháp luật rồi, nên bạn hãy nhớ lưu lại bài viết bên trên để có thể sử dụng ngay khi cần nhé.

Và nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp thì đừng ngần ngại mà hãy liên lạc ngay với Dịch Vụ Bảo Hiểm thông qua số hotline để được đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ nhé.

Tham khảo thêm: đóng bảo hiểm 10 tháng có được hưởng that nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !