Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công như thế nào? Căn cứ tính thuế TNCN là gì? Công thức tính thuế TNCN?… Trong bài viết dưới đây, dịch vụ kế toán TinLaw sẽ giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên.
Lưu ý:
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân
Nội dung chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
- Thông tư 119/2014/TT-BTC
- Nghị định số 65/2013/NĐ-CP
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
Đối tượng nộp thuế TNCN
Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định. Cụ thể:
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu trên.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn xác định cá nhân cư trú hay không cư trú
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Với mỗi đối tượng sẽ có phạm vi tính thuế và cách tính thuế thu nhập cá nhân không giống nhau. Sau đây, TinLaw sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN cho từng trường hợp cụ thể:
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú
Tính thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân cư trú các bạn phải xác định thêm loại hợp đồng lao động là hợp đồng lao động dài hạn (từ 3 tháng trở lên) hay hợp đồng lao động thời vụ (khoán việc, thử việc, cộng tác viên….)
⇒ Việc xác định 2 vấn đề trên rất quan trọng vì cách tính thuế TNCN của trường hợp hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
- Cá nhân cư trú có hợp đồng từ 3 tháng trở lên (dài hạn): Tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần
- Cá nhân cư trú có hợp đồng dưới 3 tháng (thời vụ, giao khoán, thử việc …): Tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần.
Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú, HĐLĐ từ 3 tháng trở lên
- Trường hợp cá nhân cư trú và có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến.
- Căn cứ để tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là: Thu nhập tính thuế và thuế suất.
- Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm chi trả.
Ví dụ:
- Tiền lương của tháng 12/2022 trả vào tháng 1 năm 2023 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1 năm 2023.
- Tiền thưởng tết dương lịch, âm lịch năm 2023, trả vào tháng 1/2023 thì cộng vào thu nhập tính thuế TNCN của tháng 1/2023.
* Công thức tính thuế thu nhập cá nhân:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN (1) x Thuế suất (2)
Giải thích công thức tính thuế thu nhập cá nhân:
(1) Thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN (1.1) – Các khoản giảm trừ (1.2)
Trong đó:
(1.1) Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN – Các khoản thu nhập không chịu thuế
Trong đó:
Tổng thu nhập:
Là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…)
>> Xem chi tiết tại đây: Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN:
Các khoản thu nhập đươc miễn thuế theo quy định tại:
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC về thuế TNCN:
“i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.”
Khoản 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC về thuế TNCN:
“r) Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.”
Khoản 5 Thông tư 92/2015/TT_BTC:
“s) Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.”
Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN:
Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, bổ sung tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC; tiết đ.1 điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC,…
Trong giới hạn bài viết này, TinLaw xin giới thiệu một số khoản thu nhập không chịu thuế thường gặp như sau:
- Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.
- Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), … mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.
- Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng…
- Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao…) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
- Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
….
>> Để biết chi tiết các khoản thu nhập miễn thuế và không tính thuế TNCN các bạn xem chi tiết tại đây: Các khoản thu nhập miễn thuế và không tính thuế thu nhập cá nhân
(1.2) Các khoản giảm trừ bao gồm:
a, Giảm trừ gia cảnh:
- Mức giảm trừ đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
- Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng. (Phải đăng ký và được cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).
>> Xem thêm: Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
b, Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Năm 2021 tỷ lệ trích các khoản BH vào lương của người lao động như sau:
- BHXH (8 %)
- BHYT(1,5 %)
- BHTN (1 %)
c, Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học: Hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
- Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học như: Đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…
- Phải có tài liệu để chứng minh đóng góp chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở được thành lập hợp pháp.
>> Xem chi tiết tại đây: Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất
⇒ Như vậy, chỉ người có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên (nếu không có người phụ thuộc) và từ 15.4 triệu đồng/tháng trở lên (nếu có 1 người phụ thuộc) mới phải thực hiện tính thuế thu nhập cá nhân. Nếu dưới mức này thì không cần phải tính, vì chắc chắn thu nhập tính thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ sẽ < 0, nên không phải đóng thuế nhé!
(2) Thuế suất
Thuế suất thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể:
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
Tham khảo thêm: Thuế trước bạ xe máy 2022 có thay đổi gì không?
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35
*Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công
Cách tính thuế thu nhập cá nhân là tổng số thuế tính theo từng bậc thuế thu nhập cá nhân. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
=> Để thuận tiện cho việc tính toán, các bạn có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Bậc
Thu nhập tính thuế /tháng
Thuế suất
Tính số thuế phải nộp
Cách 1
Cách 2
1
Đến 5 triệu đồng (trđ)
5%
0 trđ + 5% TNTT
5% TNTT
2
Trên 5 trđ đến 10 trđ
10%
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ
10% TNTT – 0,25 trđ
3
Trên 10 trđ đến 18 trđ
15%
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ
15% TNTT – 0,75 trđ
Tham khảo thêm: Thuế trước bạ xe máy 2022 có thay đổi gì không?
4
Trên 18 trđ đến 32 trđ
20%
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ
20% TNTT – 1,65 trđ
5
Trên 32 trđ đến 52 trđ
25%
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ
25% TNTT – 3,25 trđ
6
Trên 52 trđ đến 80 trđ
30%
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
30 % TNTT – 5,85 trđ
7
Trên 80 trđ
35%
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 tr
35% TNTT – 9,85 trđ
Để các bạn hiểu rõ hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho cá nhân cư trú, hợp đồng lao động > 3 tháng, TinLaw sẽ lấy 1 ví dụ cụ thể như sau:
Sau đây, TinLaw sẽ lấy 1 ví dụ cụ thể để hướng dẫn các bạn từng bước thực hiện tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động cư trú, hợp đồng lao động > 3 tháng:
Ví dụ: Anh Hải ký hợp đồng lao động 1 năm ở Công ty TinLaw, tháng 1 năm 2022 anh Hải nhận được các khoản thu nhập như sau:
- Lương theo ngày công làm việc thực tế: 23.000.000
- Phụ cấp ăn trưa: 800.000
- Phụ cấp điện thoại theo quy chế công ty: 300.000
- Anh nhận được 7.500.000 tiền thưởng lương tháng 13 năm 2021.
- Anh Hải đóng các khoản bảo hiểm theo lương: 23 triệu.
BHXH
BHYT
BHTN
Tổng
23.000.000 X 8%
23.000.000 X 1,5%
23.000.000 X 1%
Tham khảo thêm: Chậm nộp thuế thu nhập cá nhân
2.415.000
- Anh Hải có 2 con nhỏ và đã đăng ký người phụ thuộc tại TinLaw.
- Và anh Hải không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học nào trong tháng 1/2022
>> Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của anh Hải trong tháng 1 năm 2022?
Bước 1. Tính thu nhập chịu thuế
Công thức: Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
Như vậy:
Tổng thu nhập của anh Hải trong tháng 1/2022 là: 23.000.000 + 800.000 + 300.000 + 7.500.000 = 31.600.000
Trong số đó các khoản được miễn thuế:
- Tiền phụ cấp điện thoại: 300.000
- Tiền phụ cấp ăn trưa theo quy định được miễn tối đa là 730.000. Vậy là trong số 800.000 anh Hải nhận được thì chỉ được Miễn 730.000 còn 70.000 phải chịu thuế
Vậy thu nhập chịu thuế của anh Hải là: 31.600.000 – 300.000 – 730.000 = 30.570.000
Bước 2. Tính các khoản được giảm trừ
- Bản thân anh Hải: 11.000.000
- Người phụ thuộc : 2 con là: 2 X 4.400.000 = 8.800.000
- Tiền đóng bảo hiểm: 2.415.000
=> Tổng các khoản được giảm trừ là: 11.000.000 + 8.800.000 + 2.415.000 = 22.215.000
Bước 3. Tính thu nhập tính thuế
Công thức: Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ
Thu nhập tính thuế của a.Hải trong tháng 1/2022 là: = 30.570.000 – 22.215.000 = 8.355.000
⇒ Như vậy, thu nhập tính thuế của a.Hải là thuộc Bậc 2: “Trên 5 trđ đến 10 trđ”
Bước 4. Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tháng 1/2022
Cách 1: Tính theo cách phổ thông
Tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần: (Các bạn nhìn vào Bảng thuế suất Phụ lục 01/PL-TNCN bên trên -> nhìn sang cột “Cách 1”)
- Bậc 1 = 0 trđ + 5% TNTT = 0 + (5% x 5.000.000) = 250.000
- Bậc 2 = 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ = 250.000 + (10% x 3.355.000) = 335.500
=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của anh Hải trong tháng 1 năm 2022 là: 250.000 + 335.500 = 585.500 đồng.
Cách 2: Tính theo phương pháp rút gọn
Ta có: Thu nhập tính thuế của Ông Mạnh là 8.605.000: -> Các bạn nhìn vào (Bậc 2 và Cột “Cách 2”) trên bảng Phụ lục 01/PL-TNCN bên trên các bạn sẽ thấy: Thuộc bậc 2 (Trên 5 trđ đến 10 trđ )
Đối với những ai có nhiều bậc thuế thu nhập cá nhân thì nên tính theo cách 2 công thức tính thuế thu nhập cá nhân ở bảng Phụ lục: 01/PL-TNCN cho nhanh hơn nhé:
Ta thấy Thu nhập tính thuế TNCN của anh Hải là 8.355.000 thuộc BẬC 2 (trên 5 trđ đến 10 trđ) trong bảng lũy kế tính thuế thu nhập cá nhân Phụ lục 01/PL-TNCN bên trên.
Như vậy, công thức tính thuế TNCN ở cách 2 sẽ là: 10% * TNTT – 0,25 trđ
=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của anh Hải trong tháng 1 năm 2022 là: 10% X 8.355.000 – 250.000 = 585.500 đồng
Chú ý: Khi kê khai thuế TNCN theo quý hoặc tháng:
Khi kê khai thuế TNCN theo quý hoặc tháng:
Nếu công ty thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý thì được lựa chọn kê khai thuế TNCN theo quý.
Còn không sẽ phải kê khai thuế TNCN theo tháng (vì thuế TNCN là loại thuế kê khai theo tháng).
Nếu công ty kê khai thuế TNCN theo tháng thì các bạn Tính từng tháng như ví dụ trên rồi kê khai vào Tờ khai.
Nếu công ty kê khai thuế TNCN theo quý và toàn bộ người lao động đều thuộc diện khấu trừ thuế theo biểu lũy tiến thì số thuế TNCN của quý được xác định bằng tổng số thuế TNCN đã khấu trừ theo biểu lũy tiến của từng tháng cộng lại. Hiểu đơn giản thì cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quý là tính từng tháng rồi cộng với nhau sẽ có số thuế phải nộp theo quý.
Ví dụ: Tiếp theo ví dụ anh Hải nêu trên:
- Tháng 1/2022 anh phải nộp 585.500;
- Tháng 2/2022 anh phải nộp 600.000;
- Tháng 3/2022 anh phải nộp: 500.000.
=> Khi kê khai thuế TNCN quý 1/2022, số tiền thuế anh Hải phải nộp
= 585.500 + 600.000+ 500.000 = 1.685.500 đồng
Lưu ý:
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân
Khi kê khai hàng Quý: Các bạn phải cộng Tổng số tiền thuế TNCN từng tháng lại để kê khai theo quý (Không được chia bình quân ra các tháng để tính).
Nhưng đến cuối năm khi Quyết toán thì phải cộng Tổng lại rồi chia cho 12 tháng để tính bình quân, cụ thể như sau::
Thu nhập tính thuế bình quân tháng = (Tổng thu nhập chịu thuế – Tổng các khoản giảm trừ)/12 tháng
>> Chi tiết xem tại đây: Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân
>> Xem thêm: Mẫu file excel tính thuế thu nhập cá nhân theo mức giảm trừ gia cảnh mới
>> Xem thêm: Hướng dẫn quyết toán thu nhập cá nhân
Cách tính thuế TNCN cho cá nhân cư trú, không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng
Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
Như vậy, công thức thuế TNCN trong trường hợp này như sau:
Thuế TNCN bị khấu trừ = Tổng thu nhập x Thuế suất 10%
Ví dụ: TinLaw ký hợp đồng lao động thời vụ với chị An thời gian là 2 tháng, mỗi tháng trả thu nhập 4.000.000 và phụ cấp tiền ăn là 400.000. Yêu cầu tính thuế thu nhập cá nhân của chị An.
Cách tính thuế TNCN như sau:
Vì hợp đồng lao động thời vụ, giao khoán, thử việc tính theo biểu toàn phần -> Thu nhập tính thuế là toàn bộ thu nhập nhận được, nên tiền ăn ca không được miễn giảm thuế TNCN
Thuế TNCN phải nộp = (4.000.000 + 400.000) X 10% = 440.000
⇒ Khi khấu trừ thuế TNCN của họ: Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
* Lưu ý, cá nhân làm cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. >> Tải: Mẫu Cam kết 02/CK-TNCN
>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân trong thời gian thử việc
Ví dụ: Công ty TinLaw ký hợp đồng thử việc 2 tháng (tháng 5 và 6/2022) với chị Hằng. Thỏa thuận mới lương là: 3.000.000/tháng cho 24 ngày làm việc
Tháng 5/2022:
Chị Hằng đi làm 12 ngày
Mức lương thực nhận của tháng 1/2022: 3.000.000 x 13 / 24 = 1.500.000
=> Vì mức lương thực nhận của Chị Hằng chỉ có 1.500.000 (dưới 2 triệu đồng) nên Hằng không bị khấu trừ thuế TNCN => Công ty TinLaw chi trả đủ 1.500.000
Tháng 6/2022:
Chị Hằng đi làm 24 ngày
Mức lương thực nhận của tháng 2/2022: 3.000.000 x 24 / 24 = 3.000.000
Vì có mức thu nhập 3.000.000 (lớn hơn 2 triệu đồng) chị Hằng đã thực hiện làm cam kết thu nhập số 08/CK-TNCN để gửi Công ty TinLaw do chị Hằng đáp ứng được đầy đủ các điều kiện làm cam kết như sau:
- Ký hợp đồng lao động đưới 3 tháng.
- Có mã số thuế TNCN tại thời điểm làm cam kết.
- Ước tính thu nhập trong năm tính thuế (2022) có thu nhập chưa đến mức phải đóng thuế.
- Có thu nhập tại 1 nơi duy nhất thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%
(Lưu ý: nếu trong năm dương lịch trước khi vào làm việc tại Công ty, các cá nhân này đã có thu nhập từ việc ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại nơi khác thì không thuộc diện được lập cam kết thu nhập thấp để tạm miễn khấu trừ thuế)
=> Sau khi nhận được cam kết thu nhập, Công ty TinLaw sẽ không khấu trừ thuế TNCN của chị Hằng mà trả đủ số tiền lương của tháng 2/2022 là 3.000.000
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú
Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế X 20%
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế là Tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao các các khoản khác có tính chất tiền lương, tiền công.
- Mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân của cá nhân không cư trú là 20%
>> Xem chi tiết: Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân không cư trú
TinLaw vừa hướng dẫn xong cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến công thức tính thuế thu nhập cá nhân, các bậc đóng thuế thu nhập cá nhân… hay bất kỳ vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ chúng tôi để sớm được hướng dẫn, giải đáp!
Gọi ngay: 1900 633 306
Tham khảo thêm: Thuế môn bài hộ kinh doanh