Hiện nay, ngoài Hợp đồng thử việc, Hợp đồng lao động, giữa bên tuyển dụng là các công ty, cơ quan, tổ chức,… với bên được tuyển dụng là các sinh viên, người muốn tìm kiếm một công việc, người muốn tìm một nơi để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm… còn phát sinh những quan hệ khác không phải là quan hệ lao động và nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động hiện hành. Ví dụ như quan hệ giữa học viên, thực tập sinh khi học việc, thực tập tại công ty, cơ quan, tổ chức,… Khi những quan hệ này phát sinh, hai bên sẽ ký kết với nhau hợp đồng gọi là hợp đồng học việc, hợp đồng thực tập sinh. Vì pháp luật hiện nay nói chung và Bộ luật lao động hiện hành nói riêng chưa có những quy định chi tiết điều chỉnh các loại hợp đồng này dẫn đến việc soạn thảo các hợp đồng này gặp nhiều khó khăn…
Qua đó, Công ty Luật Dương Gia xin gửi đến bạn mẫu hợp đồng học việc, hợp đồng thực tập sinh mới nhất và những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng học việc, hợp đồng thực tập sinh.
Xem thêm: Hợp đồng thực tập
1. Mẫu hợp đồng học việc:
Tải về Mẫu hợp đồng học việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỌC VIỆC
Số:…/HĐHV
Hợp đồng học việc (Sau đây gọi tắt là “Hợp đồng”) này được lập ngày…tháng… năm…tại…giữa các bên sau đây:
BÊN A: CÔNG TY…
Đại diện: …
Xem thêm: Công văn 70534/CT-TTHT năm 2017 về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng học việc do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Chức vụ: …
Địa chỉ: …
Mã số thuế: …
Số điện thoại: … Fax: …
Email: …
BÊN B: ÔNG/BÀ…
Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng giám sát mới nhất
Sinh ngày: …
Số CMND/CCCD: … Cấp ngày: …Tại: …
Xem thêm: Hợp đồng học việc là gì? Doanh nghiệp có được phép ký hợp đồng học việc?
Địa chỉ thường trú: …
Nơi ở hiện tại: …
Số điện thoại: … Fax: …
Email: …
Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất các điều khoản của hợp đồng sau đây:
ĐIỀU 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A tuyển dụng học viên là Bên B vào vị trí học việc với nội dung chi tiết quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 2. THỜI GIAN HỌC VIỆC
Xem thêm: Mẫu hợp đồng học việc bằng tiếng anh, hợp đồng học việc song ngữ
Bên A tạo điều kiện cho Bên B học việc theo Hợp đồng trong thời hạn …tháng, kể từ ngày…tháng… năm …đến ngày… tháng… năm…
ĐIỀU 3. CHẾ ĐỘ HỌC VIỆC
- Thời gian học: …giờ/tuần (từ thứ…đến thứ…)
- Ca học:
+ Sáng từ: …giờ đến …giờ
+ Chiều từ: …giờ đến …giờ
+ Tối từ: …giời đến …giờ
ĐIỀU 4. CHI PHÍ TRỢ CẤP, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, THỜI HẠN THANH TOÁN TRỢ CẤP
4.1 Chi phí trợ cấp:
- Bên B được trả trợ cấp trong quá trình học việc là: …/ca làm việc.
- Trong trường hợp Bên B làm thêm giờ thì sẽ được trả thêm tiền trợ cấp tính theo công thức: mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm sẽ bằng mức tiền trợ cấp của 1 giờ làm việc trong 1 ca làm việc bình thường. Cụ thế như sau:
+ Vào ngày thường, mức tiền trợ cấp bằng …% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
Tìm hiểu thêm: Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Xem thêm: Cam kết học xong về phục vụ tại đia phương có đúng không?
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, mức tiền trợ cấp bằng …% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
+ Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng trợ cấp, mức tiền trợ cấp bằng …% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
4.2 Phương thức thanh toán:
- Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với thông tin người thụ hưởng trợ cấp như sau:
+ Chủ tài khoản: …
+ Ngân hàng: …Chi nhánh: …
+ Nội dung: …
4.3 Thời hạn thanh toán:
Bên A thanh toán trợ cấp học việc cho Bên B vào ngày…hàng tháng.
Xem thêm: Hỏi về tranh chấp hợp đồng học việc
ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1 Quyền lợi:
- Bên B được Bên A hướng dẫn và phân công công việc trong thời gian học việc.
- Bên B được quyền tham gia các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc do Bên A tổ chức hoặc cử đi tham gia.
- Bên B có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong quá trình học việc và xây dựng công ty ngày càng phát triển.
- Bên B được quyền nghỉ những ngày lễ, tết theo các quy định của pháp luật và nghỉ phép có hưởng trợ cấp tối đa là ….ca/tháng.
- Sau khi kết thúc thời gian học việc, nếu Bên B hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và có mong muốn làm việc lâu dài tại công ty thì sẽ được Bên A xem xét, cân nhắc và ký hợp đồng lao động chính thức với Bên B.
5.2 Nghĩa vụ:
- Chấp hành tuyệt đối các nghĩa vụ trong Hợp đồng, nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các công việc được phân công và báo cáo kết quả công việc được giao cho người quản lý trực tiếp.
- Tham gia đầy đủ các khóa học nâng cao kỹ năng, chuyên môn mà công ty tổ chức.
- Bồi thường thiệt hại khi Bên B gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
ĐIỀU 6. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
6.1 Quyền hạn:
- Yêu cầu Bên B thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các công việc mà Bên A giao cho Bên B thực hiện.
- Bên A có quyền xem xét và xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên B vi phạm hợp đồng học việc, nội quy, quy chế công ty và theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại khi Bên B gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
6.2 Nghĩa vụ:
- Bên A tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B được học tập và làm việc.
- Thanh toán trợ cấp học việc cho Bên B đầy đủ và đúng thời hạn được quy định tại Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các Bên trong Hợp đồng ký tên.
- Hợp đồng này được lập thành (02) hai bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ (01) một bản gốc.
BÊN A BÊN B
Xem thêm: Viên chức không ký cam kết đào tạo khi nghỉ việc có phải bồi thường không?
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên)
2. Mẫu hợp đồng thực tập sinh:
Tải về Mẫu hợp đồng thực tập sinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THỰC TẬP SINH
Số:…/HĐTTS
Hợp đồng thực tập sinh (Sau đây gọi tắt là “Hợp đồng”) này được lập ngày…tháng…năm… tại…giữa các bên sau đây:
BÊN A: BÊN TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH
Xem thêm: Thời điểm xác lập hợp đồng học nghề, hợp đồng thử việc?
Đại diện: …
Chức vụ: …
Phòng/Ban: …
Địa chỉ: …
Mã số thuế: …
Số điện thoại: … Fax: …
Email: …
BÊN B: BÊN THỰC TẬP SINH
ÔNG/BÀ…
Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng giám sát mới nhất
Sinh ngày: …
Số CMND/CCCD: … Cấp ngày: … Tại: …
Địa chỉ thường trú: …
Nơi ở hiện tại: …
Số điện thoại: … Fax: …
Email: …
Hai bên đã thỏa thuận và thống nhất các điều khoản của hợp đồng sau đây:
ĐIỀU 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Công ty tuyển dụng Ông/Bà… vào vị trí thực tập sinh với thời gian và chế độ thực tập được quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 2. THỜI GIAN THỰC TẬP
- Công ty tạo điều kiện cho Thực tập sinh được thực tập theo Hợp đồng trong thời hạn …tháng, kể từ ngày…tháng…năm …đến ngày… tháng…năm…
- Thời gian thực tập là: ….ngày/tuần (từ thứ….đến thứ….)
+ Sáng từ: ….giờ đến ….giờ.
+ Chiều từ: ….giờ đến ….giờ.
- Thời gian nghỉ trưa từ: ….giờ đến ….giờ.
ĐIỀU 3. CHI PHÍ TRỢ CẤP, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN, THỜI HẠN THANH TOÁN TRỢ CẤP
3.1 Chi phí trợ cấp:
- Thực tập sinh được trả trợ cấp trong quá trình thực tập là: …/tháng.
- Trong trường hợp Thực tập sinh làm thêm giờ thì sẽ được trả thêm tiền trợ cấp tính theo công thức: mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm sẽ bằng mức tiền trợ cấp của 1 giờ làm việc trong 1 ngày làm việc bình thường. Cụ thế như sau:
+ Vào ngày thường, mức tiền trợ cấp bằng ….% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, mức tiền trợ cấp bằng ….% mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
+ Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng trợ cấp, mức tiền trợ cấp bằng …. % mức tiền trợ cấp cho một giờ làm việc thêm;
- Ngoài ra, Thực tập sinh được thanh toán các khoản phụ cấp khác sau đây:
+ Tiền xăng: ……/tháng.
+ Tiền giữ xe: ……/tháng.
+ Tiền cơm trưa: …../tháng.
- Các chi phí khác phát sinh trong quá trình thực tập sẽ được Công ty xem xét và hoàn trả lại cho Thực tập sinh
3.2 Phương thức thanh toán:
- Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với thông tin người thụ hưởng trợ cấp như sau:
+ Chủ tài khoản: …
+ Ngân hàng: … Chi nhánh: …
+ Nội dung: …
3.3 Thời hạn thanh toán:
Công ty thanh toán trợ cấp thực tập cho Thực tập sinh vào ngày…hàng tháng.
ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THỰC TẬP SINH
4.1 Quyền lợi:
- Được Công ty hướng dẫn và phân công công việc trong thời gian thực tập.
- Được quyền tham gia các khóa học ngoại khóa phục vụ cho quá trình thực tập do Công ty tổ chức.
- Được Công ty đóng dấu và ký xác nhận thực tập sau khi kết thúc thời gian thực tập.
- Được quyền đề xuất, đóng góp ý kiến nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong quá trình học việc và xây dựng công ty ngày càng phát triển.
- Được quyền nghỉ những ngày lễ, tết theo các quy định của pháp luật và nghỉ phép có hưởng trợ cấp tối đa là ….ngày/tháng.
- Sau khi kết thúc thời gian thực tập, nếu Thực tập sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và có mong muốn làm việc lâu dài tại Công ty thì sẽ được Công ty xem xét, cân nhắc và ký hợp đồng lao động chính thức với Thực tập sinh theo quy chế của Công ty.
4.2 Nghĩa vụ:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ trong Hợp đồng, nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các công việc được phân công và báo cáo kết quả công việc được giao cho người quản lý trực tiếp.
- Tham gia đầy đủ các khóa học nâng cao kỹ năng, chuyên môn mà công ty tổ chức.
- Bồi thường thiệt hại khi Thực tập sinh gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
ĐIỀU 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY
5.1 Quyền hạn:
- Yêu cầu Thực tập sinh thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các công việc mà Công ty giao cho Thực tập sinh thực hiện.
- Công ty có quyền xem xét và xử lý kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Thực tập sinh vi phạm hợp đồng, nội quy, quy chế Công ty và theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu Thực tập sinh bồi thường thiệt hại khi Thực tập sinh gây ra thiệt hại theo nội quy, quy chế của Công ty và quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
5.2 Nghĩa vụ:
- Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho Thực tập sinh được học tập và làm việc.
- Đóng dấu và ký xác nhận thực tập cho Thực tập sinh sau kết thúc hợp đồng thực tập sinh.
- Thanh toán trợ cấp thực tập cho Thực tập sinh đầy đủ và đúng thời hạn được quy định tại Điều 3 của Hợp đồng này.
ĐIỀU 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm các Bên trong Hợp đồng ký tên.
- Hợp đồng này được lập thành (02) hai bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ (01) một bản gốc.
BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN A
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng thuê tài xế lái xe tải
3. Các lưu ý khi soạn hợp đồng học việc, thực tập:
- Ghi rõ và đẩy đủ thông tin của các bên trong hợp đồng. Hợp đồng học việc, hợp đồng thực tập phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền hợp pháp ký kết với học viên, thực tập sinh.
- Quy định rõ, chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dựa theo quy chế, nội quy của công ty và theo quy định của Bộ luật lao động nói riêng và pháp luật hiện hành nói chung.
- Điều khoản quy định về trợ cấp không phải là một điều khoản bắt buộc trong hợp đồng học việc, hợp đồng thực tập sinh. Công ty dựa vào khả năng tài chính của mình, sự thỏa thuận với học viên, thực tập sinh mà có thể quy định hoặc không quy định về việc chi trả trợ cấp trong hợp đồng học việc, hợp đồng thực tập sinh.
- Hợp đồng học việc, hợp động thực tập sinh không phải là hợp đồng lao động thuộc điều chỉnh của Bộ luật lao động, do đó, trong nội dung hợp đồng học việc, hợp đồng thực tập sinh không cần quy định điều khoản về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.