Dẫu biết rằng, hôn nhân là kết quả của tình yêu nam nữ nhưng không phải hôn nhân lúc nào cũng ngọt ngào và cùng nhau đi hết cuộc đời. Xung đột vợ chồng luôn xảy ra trong tổ ấm của mỗi cặp vợ chồng xuất phát từ những vấn đề dù là rất nhỏ. Những người đã, đang hoặc sắp kết hôn liệu có hiểu hôn nhân là gì? Mục đích của hôn nhân? Hay thế nào là một cuộc hôn nhân hạnh phúc? Đây là những câu hỏi khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác nhất? Với bài viết này, Luật Quang Huy chúng tôi thông tin đến bạn các vấn đề xoay quanh cuộc hôn nhân để giúp mọi người giải đáp phần nào thắc mắc của mình.
Nội dung chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014
- Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Hôn nhân là gì?
Trên thực tế, có nhiều cách hiểu khác nhau về hôn nhân. Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân thường là kết quả của tình yêu nam nữ.
Xem thêm: Hôn nhân là
Dưới góc độ pháp luật, Hôn nhân là gì? Khái niệm Hôn nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, khái niệm hôn nhân được hiểu là:
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn
Trên cơ sở khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình hiện hành, hôn nhân được xem là kết quả của tình yêu, là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Đây là sự kết hợp giữa nam và nữ về tình cảm, xã hội, giới tính, tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và phụ nữ, cho phép nam nữ sống chung với nhau đồng thời đặt ra các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau. Trên thực tế, lễ cưới hỏi thường được xem là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân. Tuy nhiên, về mặt luật pháp, hôn nhân bắt đầu từ việc đăng ký kết hôn, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật khi đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, theo quy định Điều 36 Hiến pháp 2013, hôn nhân dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, là chế độ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Các quốc gia trên thế giới tồn tại nhiều kiểu hôn nhân khác nhau như hôn nhân một vợ một chồng, hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng, hôn nhân đa thê, hôn nhân đồng tính, nam nữ sống chung như vợ chồng,… Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ công nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Đối với hôn nhân giữa những người cùng giới tính, mặc dù không cấm nhưng Nhà nước vẫn không thừa nhận hôn nhân đồng giới.
Mục đích cơ bản nhất và quan trọng nhất của hôn nhân là việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái của vợ chồng. Hôn nhân góp phần duy trì nòi giống, đảm bảo tương lai tồn tại của cả một dân tộc.
Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất, hôn nhân là sự kết hợp hoàn tự nguyện giữa 1 nam và 1 nữ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng nhau, được xác lập sau khi nam nữ đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện kết hôn và tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền.
Những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân hiện nay
Căn cứ Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân giữa vợ chồng.
Tham khảo thêm: Tại sao sau kết hôn, các cặp vợ chồng không thích hôn nhau nữa? 3 ông chồng tiết lộ sự thật
Hôn nhân phải dựa trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ và một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Bình đẳng giữa vợ và chồng là bình đẳng về địa vị xã hội, về kinh tế và về văn hóa.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Hôn nhân
Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Quan hệ hôn nhân được xác lập và chấm dứt như thế nào?
Căn cứ khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thời kỳ hôn nhân được xác định như sau:
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân
Việc xác định thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân có vai trò quan trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng với nhau, vấn đề tài sản của vợ chồng và con cái.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quan hệ hôn nhân được xác lập thông qua sự kiện nam nữ đăng ký kết hôn. Tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 xác định kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định Điều 8 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn đúng cơ quan có thẩm quyền. Khi nam nữ đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn đúng cơ quan có thẩm quyền là thời điểm chính thức xác lập quan hệ hôn nhân.
Thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân
Tuy nhiên, có trường hợp nam nữ dù không đăng ký kết hôn vẫn được xác lập quan hệ hôn nhân. Căn cứ điểm c.1 Mục 1 Nghị quyết 02/2000/ NQ-HĐTP quy định đối với những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mặc dù họ không đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng và thời kỳ hôn nhân được xác lập kể từ thời điểm nam nữ về chung sống với nhau.
Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân
Đọc thêm: Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì
Căn cứ Điều 57 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đối với trường hợp chấm dứt hôn nhân do ly hôn từ ý chí một bên vợ chồng hoặc cả hai bên vợ chồng tự nguyện, thì căn cứ chấm dứt quan hệ hôn nhân kể từ thời điểm bản án quyết định của Tòa án có hiệu lực. Từ thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt, hai bên vợ chồng không còn bị ràng buộc vào quan hệ hôn nhân này nữa, trở thành người độc thân và hoàn toàn có quyền kết hôn với người khác.
Căn cứ Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Tham khảo thêm: Các điều khoản khi ly hôn
Trong trường hợp hôn nhân chấm dứt khi một trong hai bên vợ chồng chết, chết được hiểu là chết sinh học hoặc chết pháp lý. Trong trường hợp chết sinh học thì thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân là ngày chết ghi trong giấy khai tử. Còn đối với chết pháp lý, thời điểm chấm dứt hôn nhân kể từ khi có quyết định của Tòa án tuyên bố một người đã chết.
Như vậy, dựa trên các quy định pháp luật, thời điểm chấm dứt hôn nhân là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn của Tòa án hoặc thời điểm vợ hoặc chồng chết hay một trong hai bên bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề xoay quay cuộc hôn nhân. Nếu có thắc mắc về vấn đề hôn nhân gia đình, bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình chúng tôi qua TỔNG ĐÀI 19006588 của Luật Quang Huy.
Trân trọng./.
Tham khảo thêm: Các điều khoản khi ly hôn