Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hôn nhân chuyên trang www.luatminhkhue.vn
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến gọi: 1900.6162
Xem thêm: Hôn nhân 1 vợ 1 chồng
Trả lời:
Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
>> Xem thêm: Phá hoại hạnh phúc gia đình của người khác có thể bị phạt tù không ?
Nội dung chính
1. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Tham khảo thêm: Ly hôn thuận tình không cần ra tòa
==> Như vậy, Thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đảng cũng đã được quy định trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014
+ Hôn nhân tự nguyện, dựa trên tình yêu chân chính theo bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên, với tâm lý, tình cảm và đạo đức con người, do vậy là cơ sở đảm bảo xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
2. Quyền bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng
Điều 17, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.”
Không phải ngẫu nhiên mà Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập đến vấn đề bình đẳng đầu tiên trong nội dung viết về quyền và nghĩa vụ về nhân thân trong quan hệ giữa vợ và chồng bởi bình đẳng chính là điều kiện quan trọng nhất để hai cá nhân quyết định cùng chung sống và xây dựng một gia đình. Khác với quan hệ vợ chồng trong các chế độ xã hội xưa, người vợ thường chấp nhận phục tùng người chồng, ít khi được tham gia vào những quyết định quan trọng. Ngày nay, bình đẳng là thước đo sự phát triển của xã hội, là một giá trị mới nhân văn của gia đình hiện đại, là tiêu chí đánh giá một gia đình hạnh phúc. Việc nhấn mạnh quyền bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là hướng đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ vốn đã hàng trăm năm nay luôn bị quan niệm là hậu phương, là “ngồi xó bếp”, là “lấy chồng phải theo chồng”.
Việc thực hiện bình đẳng được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân như: cùng chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân như: giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng; được bàn bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng như bình đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình.
>> Xem thêm: 9 cách để yêu thương và làm cha mẹ hạnh phúc trong cuộc sống?
Cho dù vậy, cũng rất khó xác định cách đảm bảo sự bình đẳng trong mọi hoạt động giữa vợ và chồng vì không giống như những quy định trong xã hội có tiêu chí đánh giá cụ thể, trong gia đình, hầu hết mọi hoạt động đều được phân công thực hiện theo những chuẩn mực, cách thức có từ nhiều thế hệ và mỗi cá nhân đều chịu những áp lực nhất định với vai trò của mình khi làm vợ/làm chồng. Do vậy, đôi khi tồn tại xung đột giữa mong muốn của cặp vợ chồng với mong muốn từ phía những thành viên khác (đặc biệt là cha mẹ), giữa những chuẩn mực ứng xử truyền thống và hiện đại.
Đặc thù mối quan hệ giữa vợ chồng là xuất phát từ tình yêu, từ những cảm xúc, mong muốn, quy ước riêng tư nên sự bình đẳng không phải được thực hiện một cách cứng nhắc, cào bằng mà cần có sự linh hoạt, mềm dẻo, dựa trên năng lực, sở trường của vợ và chồng. Có như vậy bình đẳng mới được thực hiện một cách tự giác và bền vững trong mỗi gia đình.
3. Quyền được yêu thương, chung thủy; được chăm sóc, quý trọng
Hôn nhân là sự kết hợp thiêng liêng giữa nam và nữ trên cơ sở tình yêu, sự hòa hợp về quan điểm, cách sống và chia sẻ trách nhiệm chung để cùng xây dựng một gia đình, chung sống lâu dài. Do vậy, việc duy trì tình yêu trong hôn nhân là yếu tố then chốt để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Khác với hôn nhân từ những lý do như kinh tế, địa vị, trao đổi lợi ích, hôn nhân vì tình yêu rất cần sự bồi đắp hàng ngày bởi nếu ngọn lửa tình yêu lụi tàn thì nguy cơ tan vỡ gia đình rất dễ xảy ra.
Quyền được yêu thương thể hiện ở khía cạnh tinh thần bằng sự chăm sóc, tôn trọng, trung thực trong đời sống thường ngày, là những lời thăm hỏi, động viên, chia sẻ mỗi khi người vợ/chồng gặp khó khăn, đau ốm; chúng ta có thể thấy một nguyên tắc ứng xử rất quan trọng của mối quan hệ vợ chồng, đó là sự tôn trọng, giữ những nguyên tắc nhất định, không suồng sã để bỏ qua những mong muốn của người khác.
Ở khía cạnh vật chất, tình yêu thương, sự chăm sóc, quý trọng cần được thể hiện không phải bằng của cải mà là nỗ lực mang lại một cuộc sống ổn định, đảm bảo các nhu cầu sống và phát triển để người vợ không cần phải vất vả gánh vác gánh nặng kinh tế một mình.
Sự chung thủy là một trong những tiêu chí ứng xử quan trọng trong mối quan hệ vợ chồng bởi nó chính là yếu tố then chốt để duy trì và phát triển mối quan hệ vợ chồng/hôn nhân. Khi hai cá nhân bước vào hôn nhân là bản thân mỗi người đều xác định họ sẽ gắn bó, yêu thương với người vợ/chồng của mình đến trọn đời.
Quan hệ vợ chồng được kết nối bởi tình yêu, trách nhiệm, sự tôn trọng. Tình cảm này hết sức gắn bó, đẹp đẽ và thiêng liêng, là sự cam kết gắn bó giữa hai cá nhân thành một thực thể và sẽ chỉ thay đổi khi họ không còn sống chung hoặc một trong hai người mất đi.
Chung thủy là chỉ sự không thay đổi, trước sau như một. Tùy theo quan niệm, phong tục hay định kiến của từng dân tộc, từng quốc gia qua từng thời kỳ mà quan niệm về sự chung thủy hay nhiều yếu tố khác trong xã hội cũng có nhiều khác biệt. Các tôn giáo khi bàn tới đạo lý trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình cũng luôn đề cao giá trị của sự chung thủy. Như Phật giáo coi vợ chồng là nhân duyên và luôn nhắc nhở người vợ và người chồng phải giữ sự chuẩn mực đạo đức, tiết hạnh, không nảy sinh tà ý.
Đòi hỏi sự chung thủy cũng là quyền chính đáng của cặp vợ chồng, nhất là khi bối cảnh của cuộc sống xung quanh cặp vợ chồng luôn có nhiều biến động. Những quan niệm cởi mở hơn và đặc thù của các mối quan hệ xã hội có thể làm ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng. Nếu như trước đây, khi kết hôn, cá nhân có xu hướng hạn chế các mối quan hệ khác giới khác như bạn bè, đồng nghiệp thì hiện nay họ có thể cởi mở hơn và duy trì các mối quan hệ này song song với quan hệ vợ chồng. Sự chung thủy trong xã hội hiện đại không chỉ là việc dành toàn bộ thời gian bên vợ/chồng của mình mà quan trọng là sự cam kết trong suy nghĩ, trung thực trong hành động và toàn tâm toàn ý yêu thương, chăm sóc vợ/chồng của mình.
Tham khảo thêm: Các điều khoản khi ly hôn
>> Xem thêm: Vì sao hôn nhân 1 vợ 1 chồng bình đẳng là nền tảng của hạnh phúc?
Cuộc sống hiện nay luôn ẩn chứa nhiều cám dỗ, những chướng ngại cần phải vượt qua. Tuy nhiên, duy trì sự chung thủy chính là khả năng, là sự biểu hiện của người trưởng thành, có lý trí. Giữ gìn sự chung thủy là giữ gìn được lòng tin, sự tôn trọng và tình yêu trong hôn nhân, giúp cuộc hôn nhân được bền vững và cặp vợ chồng trải qua được những sóng gió của cuộc đời.
4. Quyền cùng chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình
Việc nhà, theo quan niệm của người Việt Nam thường được coi là trách nhiệm của người phụ nữ/người vợ/người mẹ. Rất nhiều loại công việc thường được coi như không tên và không được tính công và vì vậy công sức, sự vất vả, thời gian của người vợ khi làm việc không tên này trong nhiều trường hợp không được nhìn nhận công bằng. Quan niệm đã tồn tại phổ biến trong các gia đình cũng như ngoài xã hội.
Và chính vì phụ nữ phải chịu trách nhiệm làm những công việc không tên/không được trả công và đặc biệt những người phụ nữ vì một số lý do nào đó không tham gia vào lĩnh vực có thu nhập nên tiếng nói của họ trong gia đình trở nên ít có giá trị, thậm chí có những quan niệm nặng nề như “đàn bà ngồi trong xó bếp, biết gì mà tham gia”. Giá trị của người vợ và công sức lao động của họ bị xem thường và bỏ qua.
Tuy nhiên, quyền chia sẻ và thực hiện các công việc trong gia đình hiện nay đã được luật pháp quy định và bảo vệ. Điều 19, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định trách nhiệm của vợ chồng là cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Như vậy, được chia sẻ công việc nhà là quyền lợi và nghĩa vụ của cả vợ và chồng chứ không phải là trách nhiệm của riêng người vợ hay sự giúp đỡ, “làm hộ” của người chồng.
5. Quyền sống chung giữa vợ và chồng
Khoản 2, Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”. Như vậy, quyền sống chung nhằm mục đích để quy định việc cùng chung sống sau khi kết hôn nhằm chia sẻ những trách nhiệm, xây dựng sự gắn bó bền vững.
Trên thực tế, có nhiều gia đình vì những hoàn cảnh riêng như công việc, chăm sóc các thành viên khác (như cha mẹ già yếu) nên không thể cùng chung sống. Trong những trường hợp này, cặp vợ chồng cần nỗ lực để hòa hợp, thông cảm và chia sẻ cũng như tìm cách bù đắp, chăm sóc nửa kia của mình.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm & Biên tập)
Tham khảo bài viết liên quan:
>> Xem thêm: Người thứ ba phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?
Khi nào áp dụng luật hôn nhân gia đình 2000, khi nào áp dụng luật hôn nhân gia đình 2014?
Tư vấn đăng ký kết hôn trước hay sau khi làm đám cưới?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật
Tìm hiểu thêm: Kết hôn với người nước ngoài đăng ký ở đâu