Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Xem thêm: Hồ sơ ly hôn mua ở đâu
1.1. Ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương như thế nào?
– Về việc nộp đơn ly hôn: Do thông tin chị cung cấp không cụ thể trường hợp ly hôn của vợ chồng chị là thuận tình ly hôn hay đơn phương xin ly hôn nên chúng tôi tư vấn cho chị theo hai trường hợp sau:
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ly hôn bản cập nhật mới nhất năm 2022
– Trường hợp thuận tình xin ly hôn: Các bên làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Tại điểm h khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
“Toà án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”.
Như vậy vợ chồng chị có thể lựa chọn tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn khi ly hôn cư trú.
Tham khảo thêm: Mẫu Đơn ly hôn thuận tình chuẩn và hướng dẫn cách viết
– Trường hợp không thuận tình ly hôn: Các bên làm đơn xin ly hôn (có nguyên đơn và bị đơn). Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ như sau:
“ Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”
Ví Dụ: Nếu chị là nguyên đơn trong vụ án ly hôn này thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 nêu trên chị phải nộp Đơn xin ly hôn nơi bị đơn cư trú, làm việc (Tòa án Long Biên – Hà Nội hoặc Tòa án Quận 10 tp HCM để giải quyết). Trong trường hợp chị nộp Đơn xin ly hôn ở Tòa án Long Biên – Hà Nội, tòa án vẫn tiến hành thụ lý giải quyết nhưng khi đi tống đạt các văn bản tố tụng của tòa án hoặc khi đi xác minh không có bị đơn ở tại địa chỉ do nguyên đơn cung cấp thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu không xác định được nơi cư trú của bị đơn hoặc ra quyết định chuyển vụ việc cho tòa án khác (nếu xác định được nơi cư trú của bị đơn).
Nếu chồng chị đang sinh sống làm việc tại Quận 10 tp HCM thì Tòa án Long Biên – Hà Nội sẽ ra quyết định chuyển vụ án cho tòa án Quận 10 tp HCM giải quyết.
Còn nếu việc gửi đơn ly hôn đến tòa án nơi chồng chị cư trú gặp rắc rối, chị có thể yêu cầu tòa án nơi làm việc của chồng chị thụ lý giải quyết (tức Tòa án quận 10). Trước khi gửi đơn ly hôn đến Tòa án quận 10, chị nên liên hệ với cơ sở kinh doanh nơi chồng chị đang làm việc để nhờ xác nhận chồng chị đang làm việc tại đây.
1.2. Về vấn đề nuôi con được quy định như thế nào?
Tham khảo thêm: Thủ tục ly hôn khi vợ đang mang thai? Khi nào được quyền ly hôn?
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác. Trong trường hợ này con của anh chị sẽ do mẹ nuôi nếu anh chị không có thỏa thuận.
>> Xem thêm: Xin mẫu đơn ly hôn mới nhất năm 2022 ? Hướng dẫn thủ tục ly hôn nhanh
Trường hợp anh chị không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi con.
Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.
Cụ thể Tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên các phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng:
– Thứ nhất: Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
– Thứ hai: Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
1.3. Án phí ly hôn hết bao nhiêu tiền ?
Án phí ly hôn theo quy định của pháp luật là 300.000 Việt Nam đồng nếu các bên không có tranh chấp tài sản. Nếu xảy ra tranh chấp tài sản thì án phí sẽ tính từ 3-5 % giá trị tài sản tranh chấp.
Tham khảo thêm: Làm giấy chứng nhận kết hôn giả