logo-dich-vu-luattq

Hành vi trộm tài sản nghị định 167

Lén trộm cắp tài sản bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật? Hiện nay hành vi TRỘM CẮP TÀI SẢN ngày càng gia tăng ở nhiều nơi, vậy hành vi trộm cắp tài sản của người khác có phạm tội không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

lén trộm cắp tài sản

Xem thêm: Hành vi trộm tài sản nghị định 167

Hành vi lén trộm cắp tài sản

>> Xem thêm: Mức Phạt Đối Với Đồng Phạm Trong Trộm Cắp Tài Sản

>> Xem thêm: Hành Vi Mua Tài Sản Do Trộm Cắp Mà Có, Có Phạm Tội Không?

Khi nào hành vi trộm cắp tài sản bị coi là phạm tội?

Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, hành vi trộm cắp bị xem là phạm tội khi thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

  • Trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt hành chính về tội trộm cắp tài sản hoặc đã bị kết án về các tội liên quan đến tài sản chưa được xóa án tích hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

>>>Xem thêm: Thủ tục xác định giá trị tài sản bị trộm cắp

Tội trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Tham khảo thêm: Nghị định 57/2021/NĐ-CP bổ sung Nghị định 218/2013/NĐ-CP ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, đối với hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

truy cứu trách nhiệm hình sự

Phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau tại Bộ luật Hình sự mà chưa bị xóa án tích: Điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

Phạt tù từ 02 đến 07 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp sau:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • ​Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Tài sản là bảo vật quốc gia;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 07 đến 15 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 đến 20 năm khi:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
  • ​Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm: Nghị định 65/2021/NĐ-CP sử dụng kinh phí ngân sách bảo đảm công tác điều ước quốc tế

>>> Xem thêm: Trộm cắp tài sản được bãi nại thì có bị khởi tố nữa hay không?

Tình tiết giảm nhẹ khi phạm tội

tình tiết giảm nhẹ khi phạm tội

Luật sư tư vấn về tội trộm cắp tài sản

Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 thì có một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải.

>>> Xem Thêm: Tiêu thụ tài sản trộm cắp bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn hành vi trộm cắp tài sản

Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ cho Quý khách hàng những vấn đề sau:

  • Tư vấn pháp luật về tội trộm cắp tài sản.
  • Tư vấn giải quyết khi bị trộm cắp tài sản.
  • Hướng dẫn soạn mẫu đơn tố cáo trộm cắp tài sản.
  • Đại diện khách hàng tham gia vào quá trình tố tụng.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về quy định xử phạt đối với tội trộm cắp tài sản. Nếu bạn đọc có thắc mắc về tội trộm cắp tài sản vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư hình sự hỗ trợ tư vấn luật hình sự. Xin cảm ơn!

Scores: 4.81 (57 votes)

Đọc thêm: Nghị định 30 về văn thư

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !