1. Cần lưu ý gì trước khi ủy quyền giải quyết công việc?
Mặc dù đây là giấy tờ được sử dụng phổ biến, tuy nhiên để quá trình ủy quyền giải quyết công việc được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, các bên cần lưu ý về một số nội dung sau đây trước khi lập Giấy ủy quyền giải quyết công việc.
Trường hợp không được ủy quyền
Xem thêm: Giấy ủy quyền công tác
Không phải mọi trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không thể tự mình thực hiện công việc hoặc vì lý do vắng mặt mà được ủy quyền lại cho người khác thực hiện. Theo đó, pháp luật quy định một số trường hợp sau không được ủy quyền:
– Đăng ký kết hôn (mục III.8 phần II phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 3814/2012/QĐ-BTP);
– Ly hôn (khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);
– Công chứng di chúc (khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014);
– Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009);
– Đăng ký nhận cha, mẹ, con (Điều 25 Luật Hộ tịch 2014);
– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng…
Phạm vi ủy quyền
Căn cứ theo khoản 2 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015, phạm vi ủy quyền được xác định như sau:
Tham khảo thêm: Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ
– Nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo ủy quyền được giới hạn bởi nội dung ghi trong Giấy ủy quyền;
– Việc đại diện theo uỷ quyền còn phụ thuộc vào từng loại ủy quyền như: Ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung.
– Người đại diện có thể ủy quyền cho người khác nếu người được đại diện đồng ý…
Thời hạn Giấy ủy quyền
Theo quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hạn ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
2. Một số mẫu Giấy ủy quyền giải quyết công việc
2.1 Mẫu Giấy ủy quyền chung
2.2 Mẫu Giấy ủy quyền của Công ty
Mẫu số 01 – Giấy ủy quyền Công ty cho Công ty
Mẫu số 02 – Giấy ủy quyền Công ty với cá nhân
Mẫu số 03 – Giấy ủy quyền Công ty cho chi nhánh
2.3 Mẫu Giấy Ủy quyền cá nhân cho cá nhân
3. Hướng dẫn viết Giấy ủy quyền giải quyết công việc
Đọc thêm: Mẫu đơn đề nghị công an giải quyết
Một trong những vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi làm Giấy ủy quyền đó là nội dung ủy quyền cần tuân theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật, đồng thời không trái với đạo đức xã hội như:
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; đều được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản;
– Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng;
– Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách trung thực, có thiện chí;
– Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác…
Khi viết Giấy ủy quyền, các bên cần ghi rõ thông tin cá nhân theo đúng với thông tin trên các giấy tờ tùy thân như: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chi, bộ phận làm việc…
Ở phần nội dung ủy quyền cần trình bày cụ thể các công việc ủy quyền giải quyết bởi phần này sẽ giới hạn phạm vi ủy quyền của người được ủy quyền, đồng thời, ghi rõ thời hạn và hiệu lực việc ủy quyền.
Ở phần cuối, hai bên cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền đã nêu, mọi tranh chấp phát sinh sẽ do hai bên tự giải quyết, sau đó, các bên cùng ký và ghi rõ họ tên.
Trên đây là Mẫu Giấy ủy quyền giải quyết công việc. Nếu có thắc mắc về các quy định liên quan đến ủy quyền, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
>> Mẫu giấy ủy quyền chuẩn Nghị định 30 và các mẫu phổ biến nhất
Đọc thêm: Mẫu soạn thảo văn bản Kế hoạch mới