logo-dich-vu-luattq

Đất đồi là gì? Kinh nghiệm mua bán đất đồi không thể bỏ qua

Đất đồi là gì? Mua bán đất đồi cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ có lời giải trong bài viết dưới đây của Homedy.

Đất đồi là gì?

Đất đồi là đất nông nghiệp hoặc đất chưa được đưa vào sử dụng. Khái niệm đất đồi là gì đã được quy định rõ tại Điều 10, Luật đất đai 2013. Theo đó, đất đồi gồm: đất sườn đồi, sườn núi thuộc nhóm đất rừng hoặc đất làm nương rẫy. Đây là tư liệu sản xuất chủ yếu được nhà nước giao cho dân để phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi,… ).

Đất đồi có sổ đỏ không?

Theo khái niệm đất đồi là gì đã giải thích ở trên, có thể khẳng định, đất đồi chính là đất nông nghiệp. Chính vì vậy, đất đồi hoàn toàn được phép cấp sổ đỏ nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật. Cụ thể việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồi đã được nhà nước quy định như sau:

Xem thêm: Doi đất là gì

Trường hợp 1: Đất đồi thuộc nhóm đất rừng

Nếu đất đồi thuộc vào nhóm đất rừng, thì việc cấp sổ đỏ cho đất đồi sẽ được thực hiện theo đúng Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

“Chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có một trong các giấy tờ sau đây thì được phép cấp sổ đỏ”.

Cụ thể các loại giấy tờ gồm có:

  • Giấy chứng nhận hoặc một trong những giấy tờ đã quy định trong Điều 100 của luật đất đai là điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong giấy tờ có xác định Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất rừng để sản xuất.

  • Giấy tờ chứng nhận giao rừng SX là rừng trồng.

  • Hợp đồng mua bán, cho, tặng, thừa kế với đất đồi thuộc nhóm đất rừng đã được chứng thực từ trước đó.

  • Tham khảo thêm: Giám sát thi công xây dựng là gì

    Quyết định của tòa án sau khi đã giải quyết quyền sở hữu rừng SX là rừng trồng đã có hiệu lực pháp lý.

  • Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng không có các giấy tờ tại Khoản 1, 2, 3, 4 nhưng tự trồng rừng sản xuất bằng vốn của chính mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện.

Trường hợp 2: Đất đồi là đất khai hoang, phục hóa

Đối với trường hợp đất đồi là đất khai hoang và canh tác, sử dụng ổn định, lâu dài sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo Điều 101 Luật đất đai năm 2013.

Theo đó, các đối tượng trong diện này bao gồm:

1. Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất đồi trước ngày Luật đất đai có hiệu lực; có hộ khẩu thường trú, trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp trên đất có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp thì sẽ được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất đồi không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 nhưng đất đồi đó vẫn sử dụng ổn định từ ngày 01/07/2004; không vi phạm quy định về luật đất đai; được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp; đất đồi phù hợp với việc quy hoạch sử dụng của địa phương thì sẽ được cấp sổ đỏ.

Với trường hợp đất đồi có sổ đỏ nhưng nội dung không đúng với thẩm quyền, không đúng diện tích, đối tượng; mục đích sử dụng hoặc không đủ điều kiện thì sổ đỏ đất đồi sẽ bị nhà nước thu hồi theo quy định tại Khoản 2 thuộc Điều 106 Luật đất đai 2013.

Trường hợp mảnh đất đó đã được chuyển đổi mục đích sử dụng là đất thổ cư thì chắc chắn có sổ đỏ. Người mua đất có thể yên tâm đầu tư, xây dựng nhà kiên cố.”

Lưu ý khi mua đất đồi

Đọc thêm: Suất tái định cư tối thiểu là gì

đất đồi

Đương nhiên việc mua bán những miếng đất đồi, đất rừng có sổ đỏ sẽ được hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do sản phẩm bất động sản này vô cùng tiềm năng, giá cao nên không ít trường hợp cố tình làm giả sổ đỏ. Chính vì vậy, trước khi mua đất đồi, đất nương, đất rẫy, hay đất rừng,… người mua nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Kiểm tra sổ đỏ kỹ các thông tin: diện tích, khu vực…. Nên nhờ xác minh nếu chưa thực sự chắc chắn.

  • Tìm hiểu kỹ về miếng đất định mua, không nên mua nhanh chóng qua cò mồi, trung gian. Cần đảm bảo đất đồi không có tranh chấp, không bị cầm cố hay thế chấp.

  • Đảm bảo mảnh đất đồi đó không nằm trong diện đã quy hoạch.

  • Nên tham khảo giá cả ở các khu vực xung quanh để tránh mua phải giá quá cao so với giá trị thực.

Tóm lại, bản thân đất đồi là đất nông nghiệp, nên các cá nhân và hộ gia đình sẽ không được phép xây nhà ở kiên cố trên đất đó. Nếu muốn mua đất đồi để xây biệt thự nghỉ dưỡng, villa, chủ đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng. Chắc chắn rằng khu vực đó nằm trong diện được phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở

Theo Homedy Blog Thị trường

Tham khảo thêm: TOC trong nước thải là gì? Cách phân tích và đo lường như thế nào?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !