Đối tượng thực hiện đăng ký thuế
Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) là đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế
Xem thêm: đăng ký thuế hộ kinh doanh
Theo khoản 8 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, dù là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nhưng tùy thuộc đối tượng cụ thể mà chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ khác nhau, cụ thể:
* Hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 (nếu có).
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).
– Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
* Hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, gồm:
Đọc thêm: Miễn thuế thu nhập cá nhân
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT.
– Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 (nếu có).
– Giấy chứng minh thư biên giới, hiấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trình tự, thủ tục đăng ký thuế
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
* Đối với hồ sơ bằng giấy
Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đối với hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế.
Đọc thêm: Tính thuế mua bán nhà đất
Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
* Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử
Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Bước 3: Trao kết quả
Cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Thông báo mã số thuế cho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
* Thời gian giải quyết: Cơ quan thuế thực hiện xử lý hồ sơ đăng ký thuế lần đầu và trả kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế.
Trên đây là thủ tục đăng ký thuế cho hộ kinh doanh mới nhất theo Thông tư 105. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chỉ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Chi cục Thuế, Chi cục Thuế nơi đặt điểm kinh doanh và đợi kết quả.
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>> Mã số thuế là gì? Đối tượng nào phải đăng ký thuế?
>> Cách tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh nhất
Tìm hiểu thêm: Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng