Nếu công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản thì sao? Công ty bảo hiểm phá sản thì khách hàng sẽ được đền bù thế nào ?
Đây vừa là câu hỏi, vừa là nỗi băn khoăn của rất nhiều khách hàng trước khi tham gia bảo hiểm.
Xem thêm: Công ty bảo hiểm phá sản
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một kế hoạch tài chính dài hạn, khách hàng phải cam kết đóng phí trong khoảng thời gian 15 – 25 năm (hoặc ngắn hơn, tùy vào gói bảo hiểm mà khách hàng chọn), còn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải cam kết bảo vệ khách hàng trong chừng ấy thời gian hoặc trọn đời.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và pháp luật quy định rất rõ ràng, chặt chẽ về quản lý và điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Có thể nói rằng không phải công ty nào cũng có thể kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Để được tham gia vào thị trường kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực sự có tiềm lực về kinh tế rất lớn so với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ khác ngoài thị trường, đáp ứng đủ điều kiện về số vốn pháp định tối thiểu là 600 tỷ đồng theo điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ – CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Hơn nữa, sau khi thu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ để đáp ứng khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm. Thế nên người mua bảo hiểm nhân thọ có thể yên tâm về khả năng tài chính của công ty bảo hiểm.
Nội dung chính
Nếu công ty bảo hiểm phá sản thì sao?
Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sang cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khác
Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được quy định trong điều 74 trong Luật Kinh doanh bảo hiểm:
1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
Tìm hiểu thêm: Cách hưởng bảo hiểm xã hội
a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Như vậy trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán, bị chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể thì bắt buộc cần thực hiện việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm giữa các doanh nghiệp BHNT theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm không thỏa thuận được việc chuyển giao thì Bộ tài chính đứng ra can thiệp chỉ định hoạt động này.
Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
Việc thực hiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện được quy định trong điều 75 trong Luật kinh doanh bảo hiểm :
-
Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
-
Tìm hiểu thêm: Cần bán sổ bảo hiểm xã hội
Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
-
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Như vậy, việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo quyền lợi của khách hàng sẽ không bị thay đổi cho đến hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phá sản hoặc mất khả năng thanh toán thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ được sử dụng để chi trả quyền lợi cho khách hàng. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là yêu cầu bắt buộc mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí tham gia Bảo hiểm của Khách hàng. Những quỹ dự phòng, dự trữ này được quy định trong điều 77, 96, 97 trong Luật kinh doanh bảo hiểm.
Hạn mức chi trả của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
Hạn mức chi trả của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định trong điểm 1 điều 107 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính Phủ: Quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
-
Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau: a) Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm; b) Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản; c) Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm; d) Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản; đ) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.”
Như vậy, trường hợp xấu nhất khi doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, hạn mức chi trả tối đa là 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp BH nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoạt động kinh doanh nằm dưới sự quản lý rất chặt chẽ của Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước khác nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, khả năng các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phá sản là rất thấp. Người tiêu dùng có thể yên tâm tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như một kênh phòng ngừa rủi ro, tích lũy dài hạn cho tương lai. Trong trường hợp xấu nhất, các công ty bảo hiểm nhân thọ bị phá sản thì quyền lợi của khách hàng vẫn được đảm bảo.