logo-dich-vu-luattq

Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Căn cứ cho phép chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Theo quy định, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Khi người sử dụng đất có nhu cầu muốn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì phải được sự đồng đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai).

Xem thêm: Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Tuy nhiên, việc chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc đất ở thì phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương, cụ thể:

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo 02 căn cứ sau:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT thì kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện phải xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà xác định diện tích đất trồng cây lâu năm được chuyển mục đích sử dụng thì phần diện tích đó sẽ được chuyển khi người dân có đơn xin chuyển.

Lưu ý:

1 – Người dân có thể xem khu vực nào được chuyển mục đích sử dụng đất tại tờ bản đồ kế hoạch sử dụng đất.

2 – Diện tích được chuyển thì có giới hạn theo hạn mức giao đất ở của từng địa phương.

Ví dụ: Tỉnh Vĩnh Phúc, hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tại các xã khu vực trung du tối đa không quá 300 m2 (đối với nông thôn – theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND).

Gia đình ông A có diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.000 m2, nếu được phép chuyển sang đất ở thì chỉ được chuyển tối đa là 300m2.

)Hướng dẫn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Hướng dẫn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở (Ảnh minh họa)

Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Nếu diện tích đất trồng cây lâu năm thuộc diện được phép chuyển thì hộ gia đình, cá nhân phải làm đơn và thực hiện theo các bước sau đây.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

Đọc thêm: Mẫu di chúc để lại đất cho con

1 – Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

2 – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngoài ra, nộp kèm hồ sơ gồm: Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cơ quan nhận hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Lưu ý: Nếu hồ sơ thiếu: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

– Trong giai đoạn này, người sử dụng đất phải chú ý thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Nhận thông báo số tiền phải nộp, nộp tại cơ quan thuế và giữ hóa đơn để xuất trình theo yêu cầu.

Bước 4. Trả kết quả

Thời hạn giải quyết

+ Không quá 15 ngày (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Lưu ý: Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển đất trồng cây lâu năm

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định: Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tiền sử dụng đất xác định như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp

Đọc thêm: Giá đền bù đất nông nghiệp tại thanh hóa

=

Tiền sử dụng theo giá đất ở

Tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp

Ví dụ:

Gia đình Ông B tại xã Phan Thanh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được UBND huyện cho phép chuyển 300m2 đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Vị trí thửa đất là đoạn bến đò, theo bảng giá đất thì đất nông nghiệp là 60.000 đồng/m2, đất ở là 130.000 đồng/m2. Như vậy số tiền phải nộp được xác định như sau:

Tiền sử dụng đất

Đọc thêm: Giá đền bù đất nông nghiệp tại thanh hóa

=

300m2 x 130.000 đồng

300m2 x 60.000 đồng

= 21.000.000 đồng

Như vậy, để tính được số tiền sử dụng đất phải nộp thì người sử dụng đất phải nắm rõ:

– Vị trí thửa đất được phép chuyển;

– Bảng giá đất của từng địa phương.

Trên đây là hướng dẫn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở và cách tính tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng. Để biết thêm các thủ tục chuyển mục đích sử dụng các loại đất khác hãy xem tại chuyên mục Chuyển mục đích sử dụng đất của LuatVietnam.

Khắc Niệm

Tìm hiểu thêm: Giá đền bù đất trồng cây lâu năm

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !