logo-dich-vu-luattq

Chậm nộp thuế thu nhập cá nhân

Kính chào công ty luật Minh Khuê. Hiện tại tôi đang học việc kế toán, tôi có một vài thắc mắc mong nhận được giải đáp từ công ty luật. Theo tôi được biết hiện nay có quy định mới về mức phạt đối với trường hợp không đóng thuế thu nhập cá nhân.

Vậy quy định mới cụ thể như thế nào? Tôi có thể tìm ở văn bản pháp lý nào?

Xem thêm: Chậm nộp thuế thu nhập cá nhân

Rất mong nhận được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Minh Anh – Bắc Giang

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý quy định về phạt thuế

– Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007

– Thông tư số 111/2013/TT-BTC

– Nghị định số 65/2013/NĐ-CP

– Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

2. Tăng mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân

Từ ngày 05/12/2020, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành sẽ tăng mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân nên người nộp thuế cần nộp trước hoặc đúng thời hạn.

Quy định mới không chỉ tăng mức phạt đối với hành vi chậm nộp hoặc không nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân mà còn tăng tiền chậm nộp đối với hành vi không nộp thuế vào ngân sách, cụ thể:

2.1 Mức phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế Thu nhập cá nhân

Mức phạt cũ (áp dụng trước ngày 05/12/2020) căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư số 166/2013/TT-BTC:

Mức phạt

Thời gian chậm

Không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ

Có tình tiết giảm nhẹ – tăng nặng

Phạt cảnh cáo (có tình tiết giảm nhẹ)

Từ 01 – 05 ngày

700.000 đồng

400.000 đồng – 01 triệu đồng

Từ 01 – 10 ngày

1,4 triệu đồng

800.000 đồng – 02 triệu đồng

Từ trên 10 – 20 ngày

2,1 triệu đồng

1,2 – 03 triệu đồng

Từ trên 20 – 30 ngày

2,8 triệu đồng

1,6 – 04 triệu đồng

Từ trên 30 – 40 ngày

3,5 triệu đồng

02 – 05 triệu đồng

Đọc thêm: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bao nhiêu? [Cập nhật 2022]

Từ trên 40 – 90 ngày

Mức phạt hiện hành (áp dụng từ ngày 05/12/2020) căn cứ quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Căn cứ pháp lý

Hành vi vi phạm

Hình thức xử phạt chính

Xử phạt bổ sung

Khoản 1 Điều 13

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ

Cảnh cáo

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế

Khoản 2 Điều 13

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp trên

Từ 02 – 05 triệu đồng

Khoản 3 Điều 13

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày

Từ 05 – 08 triệu đồng

Khoản 4 Điều 13

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 đến 90 ngày.

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (*)

Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (**)

Từ 08 – 15 triệu đồng

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế

Trường hợp (*) và (**) phải nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế

Khoản 5 Điều 13

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11.5 triệu đồng.

Từ 15 – 25 triệu đồng

Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế

2.2 Tăng tiền chậm nộp tiền phạt lên 0,05%/ngày

Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

“Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước”.

Như vậy, thay vì tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp như trước đây thì hiện nay áp dụng mức 0,05%/ngày (áp dụng từ ngày 05/12/2020).

Quy định mới đã tăng mức phạt khi không nộp thuế thu nhập cá nhân nên người nộp thuế cần phải nộp hồ sơ khai thuế tháng hoặc quý, hồ sơ quyết toán năm và nộp thuế vào ngân sách theo đúng thời hạn.

3. Hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân không?

3.1 Hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm?

Theo Khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“Nội dung hợp đồng học việc, đào tạo nghề không bao gồm nội dung về việc đóng bảo hiểm. Ngoài ra, theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm người học việc, tập việc.”

Tuy nhiên, trong thời gian này người sử dụng lao động có thể hỗ trợ người học việc, tập việc đóng bảo hiểm xã hội nếu người học việc, tập việc đó có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của công việc và có thể được ký hợp đồng lao động sau khi kết thúc thời gian học việc, tập việc.

Đọc thêm: Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Vậy trong trường hợp không bắt buộc đóng bảo hiểm cho người học việc, nhưng nếu người sử dụng lao động muốn nhận người lao động vào làm sau khi kết thúc thời gian học việc có thể giúp người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đây là một việc làm rất tốt và luôn được pháp luật khuyến khích và công nhận.

3.2 Hợp đồng học việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Theo Bộ luật lao động năm 2019 thì trong thời gian học việc, tập việc; người học việc, tập việc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người học việc, tập việc. Mức lương sẽ được người sử dụng lao động và người học việc, tập việc thỏa thuận sao cho phù hợp với điều kiện, tính chất, mức độ công việc.

Căn cứ theo khoản Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 thì tiền lương trong thời gian thử việc cũng là một trong những thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Nên trong thời gian này, nếu người học việc, tập việc được nhận tiền lương hoặc các nguồn thu nhập có tính chất tiền lương thì người học việc, tập việc phải đóng thuế thu nhập các nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong thời gian thử việc cũng là một trong những thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân nên trong thời gian này người học việc nhận được tiền lương hoặc có các nguồn thu nhập có tính chất tiền lương thì người học việc vẫn phải chịu đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Căn cứ quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC. Theo đó, tại điểm b Khoản 2 Điều 2 quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

– Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

– Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

– Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

– Phụ cấp đặc thù ngành nghề:

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

+ Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

+ Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

5. Các khoản tiền thưởng không tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, các khoản tiền thưởng không tính thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

– Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:

+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.

+ Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.

+ Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.

+ Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

+ Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.

+ Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.

+ Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.

– Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

– Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

– Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật Minh Khuê

Tham khảo thêm: Thuế môn bài là thuế gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !