Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ sử dụng các biện pháp của TTHS để xác định có hay không dấu hiệu phạm tội, trên có sở đó sẽ ra một trong hai quyết định: Khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
Việc khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm nói chung và các tội xâm phạm quyền công dân có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người trong hệ thống pháp luật nước ta. Chính vì vậy, bộ luật TTHS quy định căn cứ, cơ sở của việc khởi tố vụ án và không khởi tố vụ án hình sự, cũng như thẩm quyền , trình tự thủ tục của việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân.
Xem thêm: Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
1. Khái niệm căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS là nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định tại Điều 18 BLTTHS năm 2015
Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Nguyên tắc này xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc khởi tố vụ án hình sự đồng thời cũng xác định rõ phạm vi thẩm quyền đó bị giới hạn bởi những căn cứ và trình tự được pháp luật quy định.
2. Nội dung căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 157 BLTTHS 2015 có quy định như sau:
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
– Không có sự việc phạm tội là sự việc mà cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xác định không thỏa mãn các dấu hiệu tội phạm được quy định trong BLHS và do đó không có căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nghĩa là không xảy trong thực tế sự việc mà có thể coi là tội phạm. Tuy nhiên, vấn đề khởi tố hay không khởi tố được đặt ra trước cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với tội phạm và có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bởi có sự tố giác của công dân, hoặc có tin báo của cơ quan, tổ chức về sự việc mà họ cho là tội phạm, có thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong đó theo sự đánh giá của các cơ quan này là đã có hành vi phạm tội. Những điều đó diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do nhầm lẫn của người tố giác, có thể do khinh suất khi tiếp nhận thông tin của cơ quan đã báo tin đến các cơ quan có thẩm quyền, mặc dù có sự việc xảy ra nhưng sự việc đó không có dấu hiệu tội phạm. Cũng có thể do vu khống, giả tạo. Đặc biệt có những trường hợp, những hiện tượng mà không thể phân biệt tội phạm hay không phải tội phạm nếu không có kiến thức chuyên môn về khoa học hình sự như có người chết, nhưng không có các tội phạm có liên quan như bức tử, giúp đỡ người khác tự sát, không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng…
Tìm hiểu thêm: đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
>> Xem thêm: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là gì ? Cho ví dụ về độ tuổi chịu TNHS ?
Tóm lại, không có sự việc phạm tội là không có sự việc nào xảy ra hoặc sự việc xảy ra không phải sự việc phạm tội. Trong trường hợp này, với bất kỳ lý do nào cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cũng không được ra quyết định khởi tố vụ án.
– Hành vi không cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cho một tội phạm cụ thể và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Hành vi không cấu thành tội phạm được hiểu là đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra, nhưng hành vi đó không có đủ những dấu hiệu cấu thành một tội phạm cụ thể nào quy định trong Bộ luật hình sự. Về mặt hình thức có thể có những hành vi có một số dấu hiệu giống như tội phạm, thậm chí có một số dấu hiệu đã được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể nào đó trong Bộ luật hình sự, nhưng không đầy đủ. Để xác định là có tội phạm cụ thể nào đó, hành vi được xem xét phải có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành một tội phạm trong một điều luật cụ thể của Bộ luật hình sự hiện hành. Trong thực tế, có thể những hành vi giống như tội phạm như thế đã được thực hiện một cách không có lỗi, hoặc có hậu quả xấu gây ra cho xã hội nhưng không đáng kể, hoặc số lượng tài sản chiếm đoạt, hay thiệt hại chưa đạt đến mức điều luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm đó. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể nhưng tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không phải là tội phạm. Hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, thi hành mệnh lệnh, bắt giữ người phạm tội, những rủi ro trong nghiên cứu khoa học… thì không thể bị khởi tố về hình sự.
Tóm lại, hành vi không cấu thành tội phạm là hành vi không đủ các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm theo quy định của Luật hình sự như: Có hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng hành vi đó không được quy định trong BLHS; hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội đó không có lỗi; hành vi nguy hiểm do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; cũng như hành vi có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội: Sự kiện bất ngờ , Phòng vệ chính đáng, Tình thế cấp thiết… Trong trường hợp hành vi xảy ra không thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định khởi tố vụ án.
– Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một người là căn cứ quan trọng để khởi tố về hình sự đối với hành vi của họ và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào các điều kiện khách quan, chủ quan của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống pháp luật của mỗi quốc gia; được quy định trong luật hình sự và được khẳng định trên cơ sở giấy khai sinh (bản gốc), sổ đăng ký khai sinh và các bằng chứng xác thực khác. Các giấy tờ phản ánh ngày sinh của người đang bị xem xét vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự phải đủ độ tin cậy. Nếu có nghi ngờ thì phải trưng cầu giám định về tuổi.
-Người mà hành vi phạm tội đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đã có hiệu lực pháp luật
Hành vi phạm tội của một người sau khi đã có bản án có hiệu lực của Toà án tức là đã được phán quyết. Khi hành vi của một người đã được Toà án nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phán quyết và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, thì cũng có nghĩa là công lý về vấn đề và sự kiện pháp lý làm phát sinh các quan hệ tố tụng hình sự ban đầu đã được xác lập. Đó là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự. Tóm lại, người đã có bản án, và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật là người đã được đưa ra xét xử tại phiên tòa theo tội phạm mà người đó đã thực hiện. Như vậy, tội phạm mà họ thực hiện đã được đem ra xét xử rồi, có bản án rồi thì không thể khởi tố để xét xử lần thứ hai.
Quyết định đình chỉ vụ án có thể là văn bản của Viện kiểm sát hoặc Toà án nhằm chấm dứt việc tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Viện kiểm sát phải quyết định việc đình chỉ vụ án khi có đủ căn cứ luật định và quyết định đó có hiệu lực pháp luật ngay. Trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, thực tế có thể có nhận thức khác nhau từ phía các cơ quan có thẩm quyền tố tụng ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đối với sự kiện pháp lý đã diễn ra. Tuy nhiên, Viện kiểm sát là cơ quan thay mặt Nhà nước, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, và theo quy định của pháp luật, quyết định đúng thẩm quyền của Viện Kiểm sát đình chỉ đối với những hành vi áp dụng pháp luật của pháp nhân và thể nhân nào đó phải được thi hành nghiêm chỉnh. Quyết định của Viện Kiểm sát đình chỉ vụ án là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.
Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất được quyền ra bản án, nhân danh Nhà nước để quyết định bị cáo có phạm tội hay không, bị áp dụng hình phạt hay không, hình phạt gì và các biện pháp tư pháp. Thông qua nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc qua xét xử sơ thẩm mà Toà án đi đến quyết định đình chỉ vụ án đối với hành vi nào đó hoặc với những người nào đó thì dù các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có nhất trí hay không và có phát hiện những tình tiết mới nào đó thì cũng phải thi hành. Và đó là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự.
Ngoài ra, thực tế có thể xảy ra những trường hợp mà người có hành vi phạm tội sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã được xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật, có thể phát sinh những sự đánh giá nào đó về chính hành vi đã được xét xử, cả những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng tuyệt nhiên, điều đó không thể là căn cứ để phát sinh bất cứ những quan hệ tố tụng hình sự nào. Trường hợp khác, người có hành vi phạm tội sau khi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và đã được xét xử, bản án đã có hiệu lực pháp luật, do di trú đi nơi khác, sau thời gian dài, bị lãng quên, khi người này xuất hiện trở lại, có những người do nhầm lẫn mà tố giác họ về hành vi phạm tội trong quá khứ, thậm chí có thể nêu ra những tình tiết mới về hành vi đã được xét xử (mà không phải là một tội phạm khác) thì bản án đã có hiệu lực pháp luật chính là căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự.
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt, trách nhiệm hình sự mới năm 2022
Tóm lại, người thực hiện hành vi phạm tội đã có quyết định đình chỉ vụ án theo tội phạm mà người đó đã thực hiện, tức là tội phạm mà người đó thực hiện đã được điều tra, nhưng vì những tình tiết được quy định trong luật mà các cơ quan THTT ra quyết định đình chỉ vụ án, và quyết định này đã có hiệu lực pháp luật.
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Điểm này hoàn toàn phù hợp và nhằm thực hiện quy định tại Điều 27, Bộ luật hình sự 2015 về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định hiện hành thì những người có hành vi phạm tội nhưng đã qua những thời hạn nhất định nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không phải do người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội nào đó được hiểu là thời hạn mà quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội cụ thể của người đó còn hiệu lực áp dụng. Thời hạn đó được tính từ ngày phạm tội.
Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
Đọc thêm: Thiếu nợ bao nhiêu bị truy tố hình sự
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
– Tội phạm đã được đại xá
Đại xá là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước, có tác dụng tha tội, thường là hoàn toàn và triệt để cho hàng loạt những người phạm tội nhất định nào đó thường chỉ được ban hành vào những dịp có sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị đất nước. Việc đại xá do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước (Quốc hội) quyết định đối với những tội phạm nhất định. Hình thức và mức độ đại xá được nêu rõ trong văn bản về đại xá. Trong văn bản đại xá có thể công bố vô tội, phóng thích hoặc miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với một loại, hoặc một số loại can phạm nào đó. Văn bản đại xá chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản và đã xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá. Đối với những tội phạm được đại xá xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án hình sự.Những vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố hay đang xét xử đều được đình chỉ.
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác
Việc khởi tố vụ án sẽ dẫn đến khởi tố bị can, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Hình phạt sẽ được áp dụng đối với người phạm tội nhằm giáo dục, cải tạo họ. Vì thế, khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác, thì có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, không cần phải áp dụng hình phạt đối với họbởi việc khởi tố đã không cần thiết nữa và trong trường hợp này mục đích của hình phạt không đạt được. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội đã chết nhưng để tái thẩm minh oan cho người khác thì vụ án vẫn được khởi tố.
-“8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135,136,138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố” (Khoản 8 Điều 157 BLTTHS năm 2015)
Các tội này lần lượt là Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; Tội hiếp dâm; Tội cưỡng dâm; Tội làm nhục người khác; Tội vu khống và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
>> Xem thêm: Trách nhiệm hình sự là gì ? Phân tích đặc điểm của trách nhiệm hình sự ?
3. Thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là hành vi pháp lý của người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản quyết định không tiến hành hoặc chấm dứt mọi hoạt động tố tụng hình sự đã hoặc đang tiến hành đối với sự kiện pháp lý hoặc những thông tin thu được về những vụ việc, hành vi con người nào đó bị nghi vấn là tội phạm
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là sự khẳng định thái độ của người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ pháp lý xác đáng, quyết định không triển khai hoặc chấm dứt mọi hoạt động và huỷ bỏ mọi hình thức phản ánh mang tính chất tố tụng hình sự đối với một sự kiện, vấn đề hay những mức thông tin cụ thể mà trước đó bị nghi là có dấu hiệu tội phạm.
Điều 113 BLTTHD 2015 có quy định:
Điều 163. Thẩm quyền điều tra
1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Tham khảo thêm: Sơ đồ quy trình khởi tố vụ án hình sự