logo-dich-vu-luattq

Cách tính lũy tiến thuế thu nhập cá nhân

Những ngày đầu năm là thời điểm “chốt sổ” thuế thu nhập cá nhân và rất nhiều người lăng tăng về mức thuế phải nộp? và cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào đơn giản nhất. Với cách tính thuế thu nhập cá nhân đơn giản dễ hiểu & chính xác từ File Excel này, bạn có thể tự tính số tiền cần đóng cho thuế thu nhập cá nhân của mình trong năm 2020, 2021 vừa qua.

Cách tính thuế TNCN (thu nhập cá nhân) đơn giản năm 2022

1. Cách tính Thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Các bước tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Xem thêm: Cách tính lũy tiến thuế thu nhập cá nhân

Tiến độ Trình tự Bước 1 Tính tổng thu nhập chịu thuế Bước 2 Tính các khoản được miễn Bước 3 Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (c) Bước 4 Tính các khoản được giảm trừ Bước 5 Tính thu nhập tính thuế theo công thức (b) Bước 6 Tính số thuế phải nộp theo công thức (a)

Trong đó: a. Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất b. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – khoản giảm trừ c. Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – khoản được miễn

Tải File tính thuế thu nhập cá nhân 2022 tại đây

Sau khi bạn tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số tiền thuế cần nộp (bước 6) thì người nộp thuế áp dụng các phương pháp tính thuế sau.

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác nhất

Hiện tại có 03 cách tính thuế thu nhập dành cho 03 đối tượng khác nhau:

Khấu trừ 10% Khấu trừ 20% Tính thuế lũy tiến từng phần Cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng Cá nhân người nước ngoài Cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên

a) Tính thuế lũy tiến từng phần

Bậc thuế Thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Thuế suất 1 Đến 5 Đến 60 5% 2 Trên 5 đến 10 Trên 60 đến 120 10% 3 Trên 10 đến 18 Trên 120 đến 216 15% 4 Trên 18 đến 32 Trên 216 đến 384 20% 5 Trên 32 đến 52 Trên 384 đến 624 25% 6 Trên 52 đến 80 Trên 624 đến 960 30% 7 Trên 80 Trên 960 35%

Lưu ý: Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (X) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó

b) Phương pháp tính thuế nhanh

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng Cách 1 Cách 2 Bậc 1 Đến 5 triệu 5% TNTT 0 tr + 5% TNTT Bậc 2 Trên 5 -10 tr 10% TNTT – 0,25 tr 0,25 tr + 10% TNTT trên 5 tr Bậc 3 Trên 10 – 18 tr 15% TNTT – 0,75 tr 0,75 tr+ 15% TNTT trên 10 tr Bậc 4 Trên 18 – 32 tr 20% TNTT – 1,65 tr 1,95 tr + 20% TNTT trên 18 tr Bậc 5 Trên 32 – 52 tr 25% TNTT – 3,25 tr 4,75 tr + 25% TNTT trên 32 tr Bậc 6 Trên 52 – 80 tr 30% TNTT – 5,85 tr 9,75 tr + 30% TNTT trên 52 tr Bậc 7 Trên 80 tr 35% TNTT – 9,85 tr 18,15 tr+ 35% TNTT trên 80 tr

Kết luận: số tiền thưởng tết lần lượt là 10, 50, 100, 200, 500 triệu, người lao động sẽ phải nộp số tiền thuế tương ứng lần lượt là 750.000 đồng; 9,25 triệu; 25,1 triệu; 60,15 triệu và 165,15 triệu đồng. Đây chỉ là con số tạm tính số thuế phải nộp từ tiền thưởng Tết. Muốn biết chính xác số thuế phải nộp thì đến thời điểm quyết toán thuế Thông thường, thưởng Tết năm nay được nhận vào đầu năm dương lịch 2020 nên phải đến kỳ quyết toán thuế vào đầu năm 2021 mới xác định được con số chính xác phải nộp thuế của cả năm 2019 là bao nhiêu. Xem lại: Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân đơn giản và nhanh nhất

3. Cách tính hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2022

Trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân

Tham khảo thêm: Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng đất

+ Cá nhân đóng thuế thu nhập cá nhân với số tiền thuế lớn hơn số thuế mà họ có nghĩa vụ phải nộp theo quy định của pháp luật. + Trường hợp cá nhân đã hoàn tất việc nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng họ vẫn chưa đến mức phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan nhà nước. + Ngoài hai trường hợp trên, trong một số trường hợp đặc thù nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thì cá nhân cũng có thể được hoàn thuế đối với thuế thu nhập cá nhân đã nộp.

Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức như sau:

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế (1) X Thuế suất (2)

Trong đó:

(1) Thu nhập chịu thuế:

  • Giảm trừ về gia cảnh của người nộp thuế
  • Giảm trừ đối với trực tiếp người nộp thuế trên cơ sở số tiền là 4 triệu đồng/ tháng.
  • Giảm trừ với những người thân của người nộp thuế được xác định là những người phụ thuộc của họ với mức giảm một tháng là 1,6 triệu đồng cho các đối tượng là con

(2) Thuế suất: Mức thuế suất để làm căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định tùy theo loại thu nhập phát sinh.

VD: Trong năm 2019 bạn có làm cho doanh nghiệp với số lương thực lãnh là 118 triệu, trong đó mình bị trừ số tiền thuế TNCN là 4.650.000đ, bạn không đăng ký miễn giảm trừ gia cảnh Trường hợp mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện của người lao động là 800.000 đồng/tháng, tương đương với 9.600.000 đồng/năm thì bạn được hoàn thuế 9.600.000 đồng/năm. Trường hợp mức đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện là 2.000.000 đồng/tháng, tương đương với 24.000.000 đồng/năm thì bạn được hoàn thuế 12.000.000 đồng/năm. Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trường hợp 1 Trường hợp 2 Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (Doanh nghiệp) thực hiện uỷ quyền quyết toán thuế TNCN Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế

Hồ sơ hoàn thuế TNCN gồm:

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
  • Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế TNCN và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu.

Đọc thêm: Mức phạt chậm nộp tiền thuế mới nhất 2022

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 3: Giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Thời gian giải quyết: Chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm giải quyết thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người dân.

4. VD các trường hợp tính thuế thu nhập cá nhân phổ biến

VD1: Ông An tiền công trong tháng là 10 triệu đồng. Ông An phải nuôi 02 con dưới 18 tuổi; trong tháng ông phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế trên tiền lương Thuế thu nhập cá nhân ông A tạm nộp trong tháng được xác định: – Ông An được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế thu nhập các nhân các khoản sau:

  • Cho bản thân là: 4 triệu đồng;
  • Cho 02 người phụ thuộc (2 con) là: 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là: 10 triệu đồng x 6% = 0,6 triệu đồng;
  • Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 4 + 3,2 + 0,6 = 7,8 triệu đồng;

– Thu nhập tính thuế TNCN áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 10 triệu đồng – 7,8 triệu đồng = 2,2 triệu đồng. – Như vậy sau khi giảm trừ các khoản theo quy định, thu nhập tính thuế của ông An được xác định thuộc bậc 1của biểu lũy tiến từng phần là: 2,2 triệu đồng x 5% = 0,11 triệu đồng Tổng số thuế mà ông An cần nộp trong tháng là: 0,11 triệu đồng VD2: Chị Trang có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 90 triệu đồng (đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc), ông B phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Chị Trang được tính như sau: Chị Trang được giảm trừ các khoản sau:

  • Cho bản thân là 4 triệu đồng.
  • Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng

Số tiền phải chịu thuế thu nhập cá nhân là: 90 triệu đồng – 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính là:

Bậc Thuế suất Số tiến cần nộp (triệu đồng Bậc 1 5% 5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu Bậc 2 10% (10 triệu – 5 triệu) x 10% = 0,5 triệu Bậc 3 15% (18 triệu – 10 triệu) x 15% = 1,2 triệu Bậc 4 20% (32 triệu – 18 triệu ) x 20% = 2,8 triệu Bậc 5 25% (52 triệu – 32 triệu) x 25% = 5 triệu Bậc 6 30% (80 triệu – 52 triệu) x 30% = 8,4 triệu Bậc 7 35% (82,8 triệu – 80 triệu) x 35% = 0,98 triệu Tổng 19,13 triệu đồng

Kết luận: với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế TNCN của chị Trang cần đóng là: (0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng

5. Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2020 có gì thay đổi

Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành ra đời vào năm 2007 và sửa đổi một lần vào năm 2012. Nghĩa là, luật này vẫn đang áp dụng quy định của 8-13 năm về trước lên cuộc sống hiện tại của chúng ta. Theo nhiếu ý kiến chuyên gia, sự “lỗi thời” của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trước đây, khi xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân, cơ quan nhà nước đã tính đến phương án cho phép khấu trừ đối với một số khoản chi có hóa đơn. Tuy nhiên, thời điểm đó thói quen mua hàng lấy hóa đơn chưa phổ biến, nếu áp dụng sẽ bị cho là làm khó. Ngoài ra, cũng có tâm lý cho khấu trừ như vậy sẽ thoáng quá, không thu đủ thuế. Nhưng thời gian đã chứng minh nguồn thuế TNCN rất ổn định. Thậm chí, dù mức giảm trừ gia cảnh tăng từ năm 2013 nhưng không ảnh hưởng nhiều đến số thu thuế TNCN các năm sau đó. Để tính thuế TNCN cho năm 2020 chính xác, bạn cần quan tâm đến Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 92/2015/TT-BTC

6. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân hay người có thu nhập phải trích một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ, được gọi là thuế thu nhập cá nhân. Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.

7. Mã số thuế thu nhập cá nhân được hiểu như thế nào cho đúng

Mỗi công dân Việt Nam sẽ được cấp một mã số thuế cá nhân (tiếng Anh: Tax Identification Number) duy nhất với mục đích kê khai cho mọi khoản thu nhập. Mã số thuế TNCN gồm có 10 số và việc đăng ký để cấp mã số thuế thu nhập cá nhân được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập, hoặc tại cơ quan thuế. Trường hợp bạn đang làm việc tại một doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm đăng ký mã số thuế cá nhân cho bạn Trường hợp những cá nhân có thu nhập tự do thì bạn phải tự đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.

Bạn đang theo dõi bài viết “cách tính thuế TNCN” của đội ngũ Invert tổng hợp. Để biết thêm thông tin bản đồ khác của Invert, bạn có thể tham khảo thêm tại đây

Đọc thêm: Đánh thuế tài sản: thuế chồng thuế?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !