Trước đây theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, những người cùng giới tính và người mất năng lực hành vi dân sự thuộc trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, khi luật hôn nhân gia đình 2014 ra đời, chỉ còn 4 trường hợp cấm kết hôn như sau:
Kết hôn giả tạo giả tạo
Xem thêm: Các trường hợp cấm kết hôn
Quy định này phù hợp với điều kiện tự nguyện của hai bên. Đồng thời việc kết hôn phải vì mục đích xây dựng gia đình và vì yếu tố tình cảm. Pháp luật nghiêm cấm hình thức kết hôn giả tạo để lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau11. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Tìm hiểu thêm: Cưỡng ép kết hôn là gì ? Một số dấu hiệu của hành vi cưỡng ép kết hôn ?
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Tảo hôn là việc lấy vợ, chồng khi một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn (Nam từ đủ 20 tuổi, Nữ từ đủ 18 tuổi). Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn
Xem thêm: Độ tuổi kết hôn
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
Đọc thêm: Xem đường con cái qua tuổi vợ chồng
Xuất phát từ việc pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vì vậy những hành vì “ngoại tình” là điều cấm của pháp luật. Tuy nhiên, với sự kiện kết hôn với người khác khi đã có vợ, có chồng xảy ra trước ngày 03/01/1987, Nhà nước thừa nhận quan hệ vợ chồng.
Xem thêm: Mức phạt về ngoại tình
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Do vậy, trong phạm vi 3 đời (Ông bà – cô, dì, chú, bác,… là anh chị em ruột của bố, mẹ – anh, chị, em họ) không thể kết hôn. Quy định này phù hợp cả về mặt đạo đức và y học. Việc kết hôn cận huyết gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng nhận thức, của đứa trẻ được sinh ra.
Các mối quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi, bố chồng – con dâu, mẹ vợ – con rể, cha dượng, mẹ kế – con riêng là những mỗi quan hệ thân thiết, dù đã không còn có quan hệ nhưng pháp luật cũng nghiêm cấm việc kết hôn. Một trong những điều kiện để kết hôn là không vi phạm những điều kiện cấm kết hôn đã nêu ở trên và phù hợp độ tuổi để kết hôn. Do đó, cần xem xét và tránh những trường hợp này để tránh vướng phải những khó khăn trong quá trình đăng ký kết hôn
Tìm hiểu thêm: đi đăng ký kết hôn cần những gì