Hệ thống pháp luật của Việt Nam có nhiều ngành luật vô cùng phong phú và đa dạng tổng hợp lên. Mỗi ngành luật cụ thể thì phương pháp điều chỉnh luật hình sự cho một quan hệ xã hội nhất định với mục đích chính là nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của nhân dân, đảm bảo tính pháp chế và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác. Trong các quan hệ pháp luật được Bộ Luật hình sự bảo vệ là quan hệ được cấu thành giữa hai chủ thể cơ bản là Nhà nước và người thực hiện hành vi phạm tội.
Xem thêm: Các bộ luật hình sự
I. Giới Thiệu Bộ Luật Hình Sự
1. Luật hình sự là gì.
Luật hình sự Việt Nam là một trong những ngành luật nằm trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, quy định về tội phạm, xác định hình phạt với các tội phạm nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm, ngăn ngừa, loại trừ các hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành ra, xác định được rõ những hành vi nguy hiểm cho xã hội những hành vi nào là tội phạm, đồng thời quy định rõ ràng về các hình phạt đối với những tội phạm ấy.
Đặc trưng cơ bản của Luật hình sự :
- Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam
- Luật hình sự bao gồm các hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước và người thực hiện hành vi phạm tội;
- Luật Hình sự là một ngành luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định về tội phạm và hình phạt.
2. Bộ luật hình sự qua các thời kỳ
Đọc thêm: Thế nào là áp dụng pháp luật
Bộ luật hình sự ra đời năm nào?
– Năm 1985 BLHS Việt Nam lần đầu tiên được ban hành.
– BLHS có hiệu lực ra đời phù hợp với sự nghiệp đổi mới bắt đầu được diễn ra. Sự thay đổi về mọi mặt trong xã đời sống xã hội, trong đó đổi mới về kinh tế nắm vai trò cực kì quan trọng đó chính là cơ sở để có những sự thay đổi của pháp luật nói chung và BLHS nói riêng.
– BLHS năm 1985 là nguồn duy nhất quy định về các tội phạm và các hình phạt được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội thời bấy giờ. Do đó mà ngay tư khi ra đời BLHS đã có nhiều bất cập và hạn chế đòi hỏi tính đổi mới.
– Sự phát triển của Luật hình sự được chia ra làm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1986 đến trước khi có Bộ Luật hình sự 1999;
- Giai đoạn từ khi có BLHS năm 1999 đến trước khi có Bộ Luật hình sự 2015;
- Giai đoạn có BLHS năm 2015 đến nay.
– Trong giai đoạn đầu, sự thay đổi chỉ mang tính cục bộ nhằm mục đích đáp ứng tạm thời những bất cập.
– Ở giai đoạn thứ hai BLHS năm 1999 đánh dấu một mức chuyển biến vượt bậc của BLHS nước ta.
– Ở giai đoạn thứ ba BLHS năm 2015 có những bước phát triển về cải cách tư pháp đáp ứng phần nào những đổi mới, những chuyển biến mới của xã hội.
Tìm hiểu thêm: điều 52 bộ luật hình sự
3. Pháp luật hình sự mới nhất năm 2019 là bộ luật nào?
Hiện nay, bộ luật hình sự 2019 được đưa vào áp dụng là Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, ngoài bộ luật hình sự 2017 đã sửa đổi thì còn rất nhiều các văn bản hợp nhất bộ luật hình sự khác có liên quan phục vụ cho mục đích hướng dẫn, đọc hiểu, quy định chi tiết hơn những nội dung đã được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành.
II. Tìm Hiểu Bộ Luật Hình Sự 2015
Bộ luật hình sự có bao nhiêu điều? Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 bao gồm ba phần chính là phần những quy định chung, phần các tội phạm và điều khoản thi hành, có tất cả 26 chương và 426 điều luật trong đó:
1. Phần thứ nhất: Những quy định chung
- Chương I: Điều khoản cơ bản( từ Điều 1 đến Điều 4 )
- Chương II: Hiệu lực của bộ luật hình sự ( từ Điều 5 đến Điều 7 )
- Chương III: Tội phạm ( Điều 8 đến Điều 19 )
- Chương IV: Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ( Điều 20 đến Điều 26 )
- Chương V: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự ( Điều 27 đến Điều 28 )
- Chương VI: Hình phạt ( Điều 30 đến Điều 45 )
- Chương VII: Các biện pháp tư pháp ( Điều 46 đến Điều 49 )
- Chương VIII: Quyết định hình phạt ( Điều 50 đến Điều 59 )
- Chương IX: Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt ( Điều 60 đến Điều 68 )
- Chương X: Xóa án tích ( Điều 69 đến Điều 73 )
- Chương XI: Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội ( Điều 74 đến Điều 89 )
- Chương XII: Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ( Điều 90 đến Điều 107 )
2. Phần thứ hai: Các tội phạm
- Chương XIII: Các tội phạm xâm phạm về an ninh quốc gia ( Điều 108 đến Điều 122 )
- Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ( Điều 123 đến Điều 155 )
- Chương XV: Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân ( Điều 157 đến Điều 167 )
- Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu ( Điều 168 đến Điều 180 )
- Chương XVII: các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình ( Điều 181 đến Điều 187 )
- Chương XVIII: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Điều 188 đến Điều 234 )
- Chương XIX: Các tội phạm về môi trường ( Điều 235 đến Điều 246 )
- Chương XX: Các tội phạm về ma túy ( Điều 247 đến Điều 259 )
- Chương XXI: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ( Điều 260 đến Điều 329 )
- Chương XXII: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính ( Điều 330 đến Điều 351 )
- Chương XXIII: Các tội phạm về chức vụ ( Điều 352 đến Điều 366 )
- Chương XXIV: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ( Điều 367 đến Điều 391 )
- Chương XXV: Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu ( Điều 392 đến Điều 420 )
- Chương XXVI: Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh ( Điều 421 đến 425 )
3. Phần thứ ba: Điều khoản thi hành ( Điều 426 )
III. Những Điểm Mới Quan Trọng Và Ý Nghĩa Của Bộ Luật Hình Sự Mới Nhất Năm 2015 So Với Thời Kỳ Trước
- Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định chỉ tuyên án hình phạt tử hình đối với người thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, giảm phạm vi áp dụng hình phạt tử hình.
- Thứ hai, thu hẹp phạm vi chịu TNHS với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi theo tình tiết giảm nhẹ trong luật hình sự 2015 bằng việc chỉ phải chịu TNHS với một số tội. Việc quy định này phù hợp với các quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc barp vệ người chưa thành niên.
- Thứ ba, các tội như: gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 24); Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25); thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26) là 03 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
- Thứ tư, thu hẹp về các chế định Miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 14
- Thứ năm loại bỏ 08 tội danh trong BLHS năm 2015 đó là: Tội tảo hôn, tội kinh doanh trái phép, tội hoạt động phỉ; Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế; Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; Tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. Tội vi phạm các quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng;
- Thứ sáu là Bộ luật Hình sự năm 2015 có những chuyển biến quan trọng và đã quy định thêm nhiều tội danh mới, điển hình như: Tội kinh doanh đa cấp trái phép; tội trốn đóng Bảo hiểm xã hội; tội chiếm đoạt, mua bán mô, bộ phận cơ thể người (Điều 154);…
- Thứ bảy là việc áp dụng việc xử lý hình sự đối với pháp nhân lần đầu tiên được quy định trong BLHS từ trước đến nay
- Thứ tám là tăng việc áp dụng xử lý phạt tiền, thuyên giảm hình phạt tù theo định hướng cải cách tư pháp của quốc gia.
- Thứ chín là vấn đề về khoảng cách của các khung hình phạt được thu hẹp rút ngắn, nhằm hạn chế việc khung hình phạt quá rộng như trước đây.
Trên đây là những vấn đề cơ bản về Luật hình sự. Để được tư vấn cụ thể hơn về BLHS mời bạn đọc liên hệ với Công ty tư vấn Luật DFC qua Hotline 1900.6512
Xin chân thành cảm ơn !
Tìm hiểu thêm: đặc điểm quan hệ pháp luật