>> Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm y tế, gọi:1900.6162
Đọc thêm: điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Xem thêm: Báo tăng bhxh
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi, Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Đọc thêm: điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Xem thêm: Báo tăng bhxh
Nội dung chính
1. Quy định mề mức đóng bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp
Căn cứ Điều 22 Quyết định 959/QĐ-BHXH và Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 22. Điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người lao động: như quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 21;
Trường hợp ngừng tham gia bảo hiểm y tế: thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng.
1.2. Đơn vị:
a) Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu D02-TS);
b) Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn (Mục II Phụ lục 03).
Trường hợp thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Theo quy định trên, khi có sự thay đổi về lao động (báo giảm hoặc báo tăng lao động) thì đơn vị bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+) Tờ khai TK1-TS của người lao động;
+) Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu D02-TS);
+) Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn (Mục II Phụ lục 03);
Lưu ý: Trường hợp thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS)
Đọc thêm: điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Xem thêm: Báo tăng bhxh
3. Đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Đọc thêm: điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Xem thêm: Báo tăng bhxh
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
1. Người lao động làm việc tại đơn vị sử dụng lao động: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 1.3 Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.
2. Người lao động làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 Thành phần hồ sơ đóng qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
3. Người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 3 mục 1.3 Thành phần hồ sơ, nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý hoặc nơi cơ trú.
4. Đơn vị sử dụng lao động: Ghi mã số bảo hiểm xã hội vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã số bảo hiểm xã hội; Hướng dẫn người lao động lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) đối với người lao động chưa được cấp mã số bảo hiểm xã hội (kể cả người lao động không nhớ mã số bảo hiểm xã hội); nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 2. Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả gồm: Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Đọc thêm: điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Xem thêm: Báo tăng bhxh
3.2. Cách thức thực hiện
1. Nộp hồ sơ: Đơn vị sử dụng lao động, người lao động làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
a) Qua dịch vụ bưu chính công ích;
b) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
c) Qua giao dịch điện tử đối với đơn vị sử dụng lao động: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.
2. Nhận kết quả giải quyết: theo hình thức đã đăng ký.
Đọc thêm: điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Xem thêm: Báo tăng bhxh
3.3. Thành phần hồ sơ
1. Đối với người lao động làm việc tại đơn vị sử dụng lao độngnộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
Đọc thêm: Chuyển bảo hiểm xã hội sang tỉnh khác
2. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS);
– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
3. Đối với người lao động có từ 02 sổ bảo hiểm xã hội trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trùng nhau
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS);
– Các sổ bảo hiểm xã hội.
4. Đối với đơn vị sử dụng lao động
Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS);
Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu D02-LT);
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định:
– Trường hợp cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế mới: không quá 05 ngày.
– Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: không quá 05 ngày.
– Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: không quá 10 ngày.
– Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: không quá 03 ngày.
– Trường hợp xác nhận sổ bảo hiểm xã hội: không quá 05 ngày.
– Trường hợp hoàn trả do đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: không quá 10 ngày
4. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ điện tử theo cơ chế một cửa liên thông hồ sơ
4.1. Quy trình tóm tắt
4.2. Quy trình chi tiết.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm y tế – Công ty luật Minh Khuê
Tìm hiểu thêm: Nộp sổ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu