Nội dung chính
Khái niệm bảo hiểm bắt buộc
Loại hình bảo hiểm mà người được bảo hiểm và người bảo hiểm có nghĩa vụ phải thực hiện bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm thuộc diện pháp luật quy định phải bảo hiểm, hai bên không được tự ý thay đổi.
Theo hình thức bảo hiểm này, người ta không chú ý đến khả năng tài chính của người được bảo hiểm, không tính đến đặc điểm cụ thể của tài sản được bảo hiểm, mức các nguy cơ tổn thất có thể xảy ra và thường áp dụng một mức bảo hiểm cố định, coi đó là mức bảo hiểm tối thiểu, ít khi đánh giá từng tài sản được bảo hiểm.
Xem thêm: Bảo hiểm bắt buộc bao gồm
Căn cứ pháp lý
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Đặc điểm bảo hiểm bắt buộc xã hội
- Mang tính chất bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động buộc phải thực hiện nghiêm túc.
- Pháp luật quy định cụ thể về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội
- Được hưởng nhiều chế độ như: Ốm đau; thai sản; lương hưu; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Vai trò
BHXH sẽ giúp bảo đảm thay thế, bù đắp sự thiếu hụt về mặt tài chính cho người lao động và gia đình người lao động khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau,… Ngoài ra BHXH sẽ phân phối lại thu nhập cho người lao động, thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu nhập theo thời gian. Tức là, người lao động sẽ đóng BHXH để dành hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro.
Việc thực hiện đóng BHXH sẽ giúp cho người lao động khi ốm đau sẽ được khi khám chữa bệnh và được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí và được trợ cấp ốm đau, được nghỉ chăm con khi con ốm; khi thai sản thì được khám thai, được nghỉ sinh đẻ và nuôi con, nhận các trợ cấp khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp….
>> Xem thêm: Bảo hiểm bắt buộc là gì ? Tại sao phải đóng bảo hiểm bắt buộc ?
Đối tượng của bảo hiểm bắt buộc
Đối tượng bảo hiểm thuộc diện pháp luật quy định phải bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự của tổ chức, cá nhân khi bị rủi ro xâm hại thì làm phát sinh hậu quả liên quan đến lợi ích của cộng đồng xã hội. Bảo hiểm bắt buộc đầu tiên xuất hiện ở các nước như Đức, Thụy Sĩ, Ba Lan đối với tài sản, dịch vụ, gia súc. Từ cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản lần thứ nhất (1929 – 1933), nhiều nước Tây Âu và Mĩ áp dụng bảo hiểm bắt buộc đối với một số tài sản như ôtô, bảo hiểm trách nhiệm thanh toán tiền gửi ở ngân hàng…
Theo quy định của luật BHXH thì những đối tượng phải tham gia đóng BHXH gồm các đối tượng sau:
Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ, hoặc theo một công việc nhất định từ đủ 3 tháng đến 12 tháng.
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Đơn vị thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Các loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật
Theo Điều 8 của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
” a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
>> Xem thêm: Bảo hiểm bắt buộc là gì ? Khái niệm về bảo hiểm bắt buộc ?
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.”
Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới
Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới là gói bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nhằm bảo hiểm và bồi thường cho những thiệt hại về người, tài sản đối với bên thứ ba, hoặc sức khỏe, tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách.
Đây là loại bảo hiểm bắt buộc người tham gia điều khiển phương tiện xe cơ giới đều phải có. Bởi đây là loại giấy tờ cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra và xử phạt hành chính nếu người tham gia giao thông không có.
Bảo hiểm bồi thường tai nạn người lao động
Bảo hiểm bồi thường cho người lao động hay còn gọi là gói bảo hiểm tai nạn con người nhằm bảo hiểm và chi trả những chi phí về bệnh tật, tai nạn có liên quan đến công việc. Đây là loại bảo hiểm được yêu cầu các công ty, doanh nghiệp mua cho người lao động của mình, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, công trình.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gói bảo hiểm nhằm bảo vệ cho người lao động có chuyên môn trong những ngành nghề lĩnh vực cụ thể đặc biệt như luật sư, kế toán, bác sĩ khỏi những khiếu nại, sơ xuất của họ do khách hàng của họ khởi kiện. Bởi hầu hết các hợp đồng bảo hiểm chung không thể bảo vệ khỏi những rủi ro, khiếu nại phát sinh về ngành nghề, hoạt động kinh doanh hoặc những sai lầm nghề nghiệp của họ.
>> Xem thêm: Tìm hiểu phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Bảo hiểm cháy nổ
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gói bảo hiểm bồi thường cho những thiệt hại, tổn thất về vật chất bất ngờ và không thể lường trước đối với tài sản được bảo hiểm do sét đánh, cháy nổ theo quy định. Bảo hiểm cháy nổ được quy định bắt buộc mua đặc biệt với các cơ sở cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao, các khu tập thể, chung cư cần phải mua bảo hiểm cháy nổ để có thể đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại nếu chẳng may có sự cố cháy nổ xảy ra.
Như vậy theo quy định pháp luật có các bảo hiểm bắt buộc là: Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới, bảo hiểm bồi thường tai nạn người lao động, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm cháy nổ.
Mức phí bảo hiểm
Theo chế độ bảo hiểm bắt buộc, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm do pháp luật quy định. Thông thường, pháp luật quy định các mức phí bảo hiểm để người tham gia bảo hiểm lựa chọn từ mức tối thiểu trở lên.
Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 của Việt Nam, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
Đối với ôtô, xe máy khi giao thông trên đường, luật quy định chủ xe phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Tiêu chí so sánh
BHXH bắt buộc
BHXH tự nguyện
Khái niệm
BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia.
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Các chế độ BHXH
BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây:
Tham khảo thêm: Quên số sổ bảo hiểm xã hội
– Ốm đau;
– Thai sản;
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN);
– Hưu trí;
– Tử tuất.
BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây:
– Hưu trí;
– Tử tuất.
Đối tượng tham gia
1. NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
(1) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
(2) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
(3) Cán bộ, công chức, viên chức;
(4) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
(5) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
(6) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
(7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
(8) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
(9) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
3. NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
– NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
– NLĐ giúp việc gia đình;
– Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Người nông dân, NLĐ tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
– NLĐ đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
– Người tham gia khác.
Mức đóng BHXH
Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ, cụ thể như sau:
1. Đối với NLĐ:
– NLĐ (1), (2), (3), (4), (5), (8) hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với NLĐ đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
2. Đối với NSDLĐ:
– NSDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ (1), (2), (3), (4), (5), (8) như sau:
Đọc thêm: Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN (trường hợp được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn thì mức đóng là 0,3%);
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– NSDLĐ hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí như sau:
+ 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN (trường hợp được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn thì mức đóng là 0,3%);
+ 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– NSDLĐ hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– NSDLĐ hằng tháng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:
Đọc thêm: Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 0,5% vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN (trường hợp được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn thì mức đóng là 0,3%);
Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn, cụ thể như sau:
Hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Được Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH
Không được nhà nước hỗ trợ mức đóng BHXH.
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:
– Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
– Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
– Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Chế độ hưu trí
– Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng lượng hưu khi có điều kiện theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014;
– Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động thì được giải quyết về hưởng lương hưu trước tuổi theo quy định tại Điều 55 Luật BHXH 2014.
– Người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện về độ tuổi và thời gian tham gia BHXH theo quy định tại Điều 73 Luật BHXH 2014.
– Không được giải quyết hưởng lương hưu trước tuổi.
Chế độ tử tuất
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc khi chết thì:
– Người lo mai táng được trợ cấp mai táng theo quy định tại Điều 66 Luật BHXH 2014.
– Thân nhân được trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định tại Điều 67, 68 Luật BHXH 2014 hoặc được trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 69, 70 Luật BHXH 2014 tùy trường hợp.
Người tham gia BHXH tự nguyện khi chết thì:
– Người lo mai táng được trợ cấp mai táng theo quy định tại Điều 80 Luật BHXH 2014.
– Thân nhân được trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 81 Luật BHXH 2014.
Căn cứ pháp lý
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Nghị định 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020.
– Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015.
– Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018.
– Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016.
Đọc thêm: Bảo hiểm y tế bao lâu hết hạn