logo-dich-vu-luattq

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng nghiêm trọng và đáng báo độngtrên toàn thế giới, vậy hành vi đó được hiểu là gì?

2. Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Quy định về hành vi xâm phạm và yếu tố xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan trong luật sở hữu trí tuệ và Nghị định 105/2006/NĐ – CP tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý các hành vi xâm phạm đến những quyền này, theo đó

Xem thêm: Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

2.1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

>&gt Xem thêm: Sở hữu trí tuệ là gì ? Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Bảo vệ quyền SHTT

Theo điều 28 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các hành vi sau được coi là xâm phạm quyền tác giả:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trừ trường hợp:

+ Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

>&gt Xem thêm: Hiệp định mậu dịch tự do bắc mĩ NAFTA là gì ? Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?

– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị

– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Đọc thêm: Góp ý luật sở hữu trí tuệ

– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

>&gt Xem thêm: Quyền tác giả là gì? Quy định về quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành?

2.2. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan

Theo điều 35 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau

– Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

– Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

– Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

– Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

– Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

– Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.

>&gt Xem thêm: Bất khả xâm phạm là gì ? Quyền bất khả xâm phạm của công dân ?

– Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Tìm hiểu thêm: Giám định sở hữu trí tuệ

– Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.

3. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ

>&gt Xem thêm: Nội dung, thời gian bảo hộ quyền tác giả và thời gian bảo hộ quyền liên quan

>&gt Xem thêm: Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

>&gt Xem thêm: Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong tố tụng hình sự và điều kiện bảo đảm thực hiện

>&gt Xem thêm: Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính ?

4. Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

Điều 188 – Luật Sở hữu trí tuệ quy định, các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng:

>&gt Xem thêm: Phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam?

1. Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;

2. Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;

3. Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật này.

Điều 189 – Luật Sở hữu trí tuệ: Quyền tạm thời đối với giống cây trồng

1. Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này.

2. Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, trong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày mà đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng.

3. Trong trường hợp đã được thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm: Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp xử lý vi phạm?

Đọc thêm: Nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !