logo-dich-vu-luattq

Sở hữu trí tuệ là gì

1. Quyền sở hữu trí tuệ

Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Xem thêm: Sở hữu trí tuệ là gì

Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ).

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (Quyển tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp).

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

2. Tác phẩm và tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Tác phẩm có còn thể thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi, ký hiệu tốc ký, ký hiệu tương tự khác mà có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau (Điều 9 Nghị định 100/200/NĐ-CP).

Tác phẩm văn học, nghệ thụât và khoa học được nhà nước bảo hộ là các loại tác phẩm:

>&gt Xem thêm: Sở hữu trí tuệ là gì ? Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Bảo vệ quyền SHTT

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ nói và được định hình dưới dạng vật chất nhất định (Điều 10 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm sân khấu bao gồm thuộc loại hình biểu diễn như kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác (Điều 13 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự là tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên chất liệu nhất định có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Tác phẩm điện ảnh gồm các loại phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác (Điều 16 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm báo chí gồm: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ảnh, điều tra, bình luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình báo, điện tử hoặc các phương tiện khác (Điều 11 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không (Điều 12 Nghị định 100/2006 NĐ-CP).

– Tác phẩm kiến trúc là bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ, thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan một vùng, đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng, đô thị, khu dân cư (Điều 17 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục như hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện khác tồn tại dưới dạng độc bản. Đối với loại hình đồ hoạ có thể thể hiện đến phiên bản thứ 50, có số thứ tự và có chữ ký của tác giả (Điều 15.1 Nghị định 100/2006/Nđ-CP).

– Mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt, bằng tay hoặc bằng máy như biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ, hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm (Điều 15.2 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể tạo ra bằng bất cứ phương tiện kỹ thuật nào. Có thể là phương pháp hoá học, điện tử, hoặc phương pháp khác (Điều 16 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

>&gt Xem thêm: Cho ví dụ về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta hiện nay ?

– Bản hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học (Điều 18 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Đọc thêm: Thực trạng sở hữu trí tuệ ở việt nam

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (Điều 14 luật sở hữu trí tuệ).

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

3. Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả.

Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật.

Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình.

Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá (Điều 4.3 Luật sở hữu trí tuệ).

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

>&gt Xem thêm: Quy định về chủ sở hữu quyền tác giả ? Thế nào là hành vi xâm phạm quyền tác giả ?

4. Hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả

Các hành vi sau đây bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả.

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

– Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

– Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác).

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

>&gt Xem thêm: Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự ?

– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả.

– Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền thực hiện để bảo vệ quyền.

– Cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

Đọc thêm: Sở hữu trí tuệ trong ngành dược

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

– Xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép (Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ).

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

5. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp và quyền sáng chế

a. Quyền sở hữu công nghiệp

>&gt Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp là gì ? Đặc điểm, nguồn luật áp dụng đối với quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 4.4 Luật sở hữu trí tuệ).

b. Quyền sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 4.12, Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ).

Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộp cho cơ quan cấp bằng độc quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước đó. Thứ hai, trước đó giải pháp kỹ thuật này chưa bộc lộ công khai ở trong hay ngoài nước dưới hình thức sử dụng hay mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình có thể thực hiện giải pháp kỹ thuật đó.

>&gt Xem thêm: Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ?

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó là bước tiến sáng tạo và cho đến ngày ưu tiên của đơn so với trình độ kỹ thuật của trong và ngoài nước, giải pháp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản chất của giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, có thể thực hiện được giải pháp đó trong việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm, hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạt được kết quả ổn định (Điều 60, Điều 61, Điều 62 Luật sở hữu trí tuệ).

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Đọc thêm: Công ty sở hữu trí tuệ winco

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !