logo-dich-vu-luattq

Vi phạm pháp luật là gì

Các hành vi vi phạm pháp luật vẫn thường diễn trong cuộc sống. Tính chất nghiêm trọng và biện pháp xử lý phù thuộc vào từng hành vi cụ thể. Vậy có thể hiểu đúng về vi phạm pháp luật thế nào?

Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hiện tượng lệch chuẩn xã hội, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và phần lớn gây ra những hậu quả xấu cho xã hội.

Xem thêm: Vi phạm pháp luật là gì

Vi phạm pháp luật cũng là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng để có thể phân biệt với các hiện tượng xã hội khác. Từ đó có các biện páp xử lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi này trong đời sống – xã hội.

Vi phạm pháp luật được phân loại thế nào?

Dựa vào các tiêu chí phân loại thì vi phạm pháp luật có thể được phân theo nhiều loại khác nhau. Hiện nay vi phạm pháp luật được phân thành các loại dưới đây:

1. Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm

Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,

Ví dụ: Buôn bán ma túy, hiếp dâm, giết người,…

2. Vi phạm hành chính

Là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, chỉ bị xử lý hành chính.

VD: Hành vi trốn thuế hay làm hư hỏng, thất thoát tài sản của nhà nước…

Đọc thêm: điều 50 luật đất đai 2003

3. Vi phạm dân sự

Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân phi tài sản.

VD: Tranh chấp đất đai, nhà cửa, thừa kế,…

4. Vi phạm kỷ luật

Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy định trong nội bộ cơ quan, tổ chức, có nghĩa là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác… trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

VD: Cán bộ, công viên chức làm sai thẩm quyền, không chấp hành đúng nội quy cơ quan…

vi pham phap luat la gi Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực thực hiện. (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật là gì?

– Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là hành vi thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Phải căn cứ vào hành vi thực tế đó mới có thể xác định được đó là hành vi thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.

Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động như là đi xe máy lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ hoặc bằng không hành động ví dụ như trốn thuế.

Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, có nghĩa là trái với các yêu cầu của pháp luật. Được thể hiện dưới các hình thức:

+ Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm

Tham khảo thêm: Mục lục luật dân sự 2015

+ Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện

+ Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá mức cho phép

Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Nếu chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi có tính chất trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

– Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể. Điều này có nghĩa khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình là sai trái và hậu quả của hành vi như thế nào, chủ thể đồng thời điều khiển được hành vi của mình.

Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng không nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi đó hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi nhưng không điều khiển được hành vi thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.

– Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

Cấu thành của vi phạm pháp luật thế nào?

Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể.

Vi phạm pháp luật gồm 4 yếu tố cấu thành: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

– Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật, gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thời gian, địa điểm và phương tiện vi phạm.

– Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, gồm các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích vi phạm pháp luật.

– Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

– Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. Trên đây là những thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm: điều 128 bộ luật hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !