logo-dich-vu-luattq

Vai trò của pháp luật trong đời sống

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

……..***……..

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Học phần: Pháp luật đại cương

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Họ và tên: Nguyễn Hoài Hương

Xem thêm: Vai trò của pháp luật trong đời sống

Lớp: KTQT48A

Mã sinh viên: KTQT48A1-

Giảng viên: Thầy Phạm Thanh Tùng và cô Hoàng Thị Ngọc Anh

Bắc Ninh, ngày 09 tháng 01 năm 2022

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………. 3

NỘI DUNG ……………………………………………………………………………………………… 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT …………. 4

  1. Khái niệm pháp luật ………………………………………………………………………… 4
  2. Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội …………………………………….. 5 1.2.1áp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung, để tổ chức, quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường… vì sự tồn tại và phát triển của mỗi người và của cả xã hội. …………………………………………………….. 5 1.2. Là vũ khí chính trị giai cấp, là phương tiện để bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị, lực lượng cầm quyền, thực hiện những mục đích mà Nhà nước, lực lượng cầm quyền đặt ra …………………………………………………………. 6 1.2. Pháp luật là công cụ để bảo vệ công lý, thực hiện công bằng xã hội …. 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM …………………………………………………………………………………………………….. 8
  3. Khái quát ……………………………………………………………………………………….. 8
  4. Những thành tựu trong phát huy vai trò của pháp luật ………………………. 9
  5. Hạn chế trong phát huy vai trò của pháp luật ………………………………….. 12 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT …….. 12
  6. Hạn chế “lỗ hổng pháp luật” ………………………………………………………….. 12
  7. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật ……………………………………………………. 13
  8. Tăng cường thực thi pháp luật nghiêm minh, công bằng ………………….. 13

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………… 14

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

  1. Khái niệm pháp luật

Mỗi một xã hội đều chứa đựng từng cá nhân, những mối quan hệ, những vấn đề xoay quanh và những tác động trong đời sống của con người. Để quản lí xã hội cần có những công cụ điều chỉnh hành vi như: pháp luật, tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo,… Trong đó, pháp luật được xem là một công cụ quản lý xã hội hiệu quả nhất. Mỗi nhà nước cần xây dựng và ban hành Pháp luật – hệ thống quy tắc xử sự chúng áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội, làm cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức diễn ra trong vòng trật tự, ổn định. Pháp luật sở dĩ ưu việt hơn các công cụ điều chỉnh khác bởi bản chất và đặc trưng của nó.

Pháp luật mang bản chất giai cấp và xã hội. Thứ nhất, Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.. Thứ hai, pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu và lợi ích của các tầng lớp trong xã hội, được họ chấp nhận và coi là quy tắc xử sự chung; được thực hiện trong thực tiễn để đảm bảo sự trật tự, ổn định của xã hội.

Đặc trưng của Pháp luật được thể hiện ở tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Bởi pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng với tất cả mọi người, ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; được ban hành và đảm bảo thực hiện bàng quyền lực nhà nước, ai cũng phải xử sự theo pháp luật; hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo diễn đạt chính xác, một nghĩa, để ai đọc cũng hiểu và thực hiện chính xác.

Như vậy trong bài tiểu luận này, Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy phạm (quy tắc xử sự) có tính bắt buộc chung, được thể hiện dưới hình thức xác định, được nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo trật tự, ổn định xã hội.

  1. Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội

Theo định nghĩa, pháp luật là công cụ để điều tiết mọi hoạt động của từng cá nhân trong xã hội nhằm duy trì đời sống xã hội, quản lý hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội. Pháp luật có ba vai trò chính dưới đây.

1.2.1áp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung, để tổ chức, quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường… vì sự tồn tại và phát triển của mỗi người và của cả xã hội.

Thứ nhất, pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội mang tính quyền lực, bắt buộc chung. Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện với tất cả mọi người. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Ví dụ: Pháp luật quy định công dân có quyền tự do kinh, đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế nếu sản xuất, buôn bán hàng hóa. Hay như Luật giao thông đường bộ quy định: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định của người đi bộ. 3 Đây là quy tắc mà mọi thành viên trong xã hội bắt buộc phải tuân theo. Ai không tuân thủ quy tắc đều là vi phạm pháp luật.

Thứ hai, Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Thông qua pháp luật nhà nước đề ra các chính sách phát triển, các biện pháp kiểm tra, giám sát đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý những hành vi sai phạm. Từ đó, tạo điều kiện phát triển những mặt tốt và kìm hãm những mặt xấu vì sự phát triển của xã hội và hạnh phúc của nhân dân. Chẳng hạn, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Luật số: 59/2020/QH14: Luật Doanh nghiệp, Điều 16 quy định các hành vi bị nghiêm cấm; Bộ luật Hình sự điều 188 đến 199 quy định các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại.

 3 Luật 26/2001/QH10: Luật giao thông đường bộ, chương II, điều 9

Tham khảo thêm: Công ty luật uy tín tại tphcm

1.2.3. Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người. pháp luật quy định cụ thể về quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền con người. Pháp luật còn cấm những hành vi xâm hại tới quyền con người và quy định các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người tốt nhất.

Ví dụ: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 5 Một ví dụ về quy định các biện pháp trừng phạt đó là theo BLHS 2015 quy định tội hiếp dâm tại Điều 141: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” 6

1.2.3. Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội

Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội là giá trị của nhân loại. Dân chủ nghĩa là dân là dân, dân làm chủ. Người dân có quyền quyết định các vấn đề của chính mình, của nhà nước và của toàn xã hội. Nhà nước Việt nam là ‘Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra…” 7

Pháp luật đảm bảo công bằng, bình đẳng. Như đã được đề cập trong Hiến pháp năm 2013: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16); “1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới… 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26) 8

Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng của mọi người trước pháp luật. Đó là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, quyền có vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như

5 Luật số 25/2004/QH11 của Quốc hội : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chương I, Điều 1 6 Bộ luật hình sự 2015, Chương XIV, Điều 114 7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội, 2000,t. 5, tr. 698 8 Hiến pháp năm 2013

nhau. Chẳng hạn Điều 6, 7 Hiến pháp 1946 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”; “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”.

Luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ những cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, khuyến tài, phát triển toàn diện, giá trị con người ngày càng được tôn trọng. , được đảm bảo và bảo vệ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM

  1. Khái quát

Tại Việt Nam hiện nay, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021 – 2030. Tuy chung quanh khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” còn có những quan điểm khác nhau, nhưng có một nhận thức thống nhất là trong Nhà nước pháp quyền, Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tôn. 9

Hiện nay, pháp luật ngày càng lan tỏa sâu, rộng và phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội, góp phần tích cực vào tiến trình phát triển KT-XH.

Pháp luật bao phủ mọi lĩnh vực trong cuộc sống vì hầu như mọi hoạt động trong xã hội ngày nay đều cần đến pháp luật để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh với các ngành luật như: luật Hiến pháp , luật tài chính, luật Ngân hàng, luật Đất đai, luật Dân sự, luật Lao động, luật Hình sự, luật Kinh tế,

Pháp luật đi sâu vào đời sống người dân với vai trò ngày càng tăng. Pháp luật đi vào trong chương trình giảng dạy của các trường phổ thông và đại học, cao đẳng đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2017-2021 (Đề án 1928). Ngoài ra pháp luật thực sự đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân; “phủ sóng” đến cả vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa với Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 8/8/ của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục

9 GS, TSKH. Đào Trí Úc (chủ biên), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, H. 2007, tr. 251 – 271

thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động…” 12

Tìm hiểu thêm: Quy định về thừa kế đất đai theo luật dân sự hoặc theo di chúc ? Thủ tục chia thừa kế hợp pháp ?

Hệ thống pháp luật Việt Nam được hoàn thiện hơn: ghi nhận đầy đủ các chủ thể tham gia quan hệ thị trường, các quan hệ thị trường được quy định một cách cụ thể, việc phá sản cũng đã được điều chỉnh;tự do kinh doanh mở rộng, không gian kinh doanh lớn, các nỗ lực trong cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong những năm qua.

Kết quả là: Năm 2020, cùng với nỗ lực phòng chống, kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực nhiều mặt của dịch bệnh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Thứ hạng của Việt Nam trên trường quốc tế được tăng hạng đáng kể. Tạp chí The Economist tháng 8-2020 xếp Việt Nam trong tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Đặc biệt, xếp hạng về phát triển bền vững tăng 34 bậc, từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020. 13

Trên đây là những con số biết nói minh chứng cho những thành tựu của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường thông quá hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách của Việt Nam.

Với mục tiêu thứ hai, hướng đến tiến bộ và công bằng xã hội, quyền con người và pháp luật về quyền con người là nội dung quan trọng trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đảng ta xác định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục…, giải quyết tốt vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người” 14

12 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 59- 13 TS. Nguyễn Văn Cường. (2021, November 26). Thực trạng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và định hướng xây dựng… Retrieved January 8, 2022, from moj.gov/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?Item 14 ID= ĐOÀN THẾ HANH, H. viện C. trị quốc gia H. C. M. (n.). Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội – Tạp chí Cộng sản. Retrieved from

Trong hoàn việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về quyền con người, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận.

Theo ‘Tạp chí cộng sản”, hệ thống pháp luật về quyền con người ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện trên các mặt sau: Một là, tham gia đầy đủ các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng nhất về quyền con người. Hai là, thể hiện vai trò là thành viên tích cực trong các diễn đàn, hội nghị khu vực và quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền. Ba là, thành tựu đáng kể của hệ thống pháp luật về quyền con người.

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển quan trọng về quyền con người ở một số điểm cơ bản sau: quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương; quyền tiếp cận thông tin; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và danh dự; quyền được hưởng an sinh xã hội; quyền được sống trong môi trường trong lành… 15

Kết quả là: Thành tựu về quyền con người của Việt Nam được Liên hợp quốc thừa nhận. Đến nay, Việt Nam không chỉ là một trong sáu quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015 mà còn được xem là tấm gương điển hình trong thực hiện mô hình “Không một ai bị bỏ lại phía sau”.

Với những kết quả đạt được trong việc thực thi pháp luật về phát triển kinh tế và quyền con người, năm 2019, Việt Nam đã vinh dự lọt vào tốp 10 danh sách những quốc gia đáng sống và làm việc nhất thế giới. 16 Những thành tựu đó là kết quả của cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu bền bỉ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hoạt động xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật đóng vai trò quan trọng.

15 ĐÀO THỊ TÙNG Học viện Chính trị khu vực 3, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. (n.). Không thể phủ nhận thành tựu của Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về quyền con người

  • Tạp chí Cộng sản. 16 Hồng Anh: Việt Nam lọt top 10 quốc gia đáng sống nhất hành tinh, báo Hà Nội mới điện tử, ngày 5-7- 2019

quy phạm pháp luật….” 20. Cần phải áp dụng đa dạng các loại nguồn pháp luật, đa dạng các phương thức giải quyết tranh chấp, xung đột xã hội để kịp thời giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra, bảo vệ, bảo đảm một cách tốt nhất các quyền, lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức. Cách thứ ba, sử dụng các phương tiện điều chỉnh xã hội, các thiết chế xã hội trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn.

  1. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Bên cạnh đó cũng cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới toàn dân để đưa pháp luật vào đời sống. Chúng ta cần tiếp tục quan tâm và giảng dạy pháp luật một cách có hệ thống cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Tùy theo cấp học mà pháp luật cần được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Những kiến thức này phải được tiếp cận và phổ biến thường xuyên bởi tất cả mọi người, bất kể lĩnh vực hay điều kiện nào. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thông qua tuyên truyền và giáo dục cho tất cả mọi người luôn là điều cần thiết trong xã hội. Mỗi chúng ta cần nghiên cứu pháp luật để hành động đúng pháp luật.

  1. Tăng cường thực thi pháp luật nghiêm minh, công bằng

Để nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ công chức, nhà nước cần tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ này. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cán bộ thực thi pháp luật cần được bình thường hóa và đặt lên hàng đầu. Kiên quyết xử lý thích đáng các trường hợp vi phạm pháp luật, nhất là các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, xử lý người có trách nhiệm của cơ quan đã vi phạm pháp luật. của cán bộ.

Tăng cường thực thi pháp luật nghiêm minh, công bằng. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bất kì ai vi phạm pháp luật đều bị xử phạt nghiêm khắc. Bởi chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người nghiêm chỉnh chấp hành

KẾT LUẬN

Pháp luật có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển Nhà nước Việt Nam hiện nay, thể hiện ở ba vai trò chính trong điều tiết các mối quan hệ xã hội trong mọi

20 Hoàng Thị Kim Quế – Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Bàn về “lỗ hổng pháp luật.”, Tạp Chí Tổ Chức Nhà Nước, Retrieved from tcnn/news/detail/36780/Ban_ve_lo_hong_phap_luat_all.html

lĩnh vực, là vũ khí chính trị của giai cấp cầm quyền và là công cụ đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, pháp luật ngày càng thể hiện vai trò ngày càng sâu rộng của mình trong đời sống nhân dân và đạt dược nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phát huy được hết vai trò to lớn bởi còn tồn tại “lỗ hổng pháp luật”, sự e dè trong sử dụng pháp luật và sự thiếu nghiêm minh trong thực thi pháp luật. Những hạn chế này có thể được khắc phục bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường giáo dục phổ biến pháp luật và nâng tầm người thi hành pháp luật để pháp luật có thể phát huy được tốt nhất vai trò to lớn của nó.

Tham khảo thêm: Luật bảo hiểm y tế số 46 2014 qh13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. GS. TS. Lê Thị Quý (Viện trưởng Viện Nghiên cứu giới và phát triển), trả lời phỏng vấn báo Quân đội Nhân dân Cuối tuần, số ra ngày 14-7-2019.
  2. TSKH. Phan Hồng Giang, báo Quân đội Nhân dân Cuối tuần, số ra ngày 14-7-2019.
  3. Luật 26/2001/QH10: Luật giao thông đường bộ, chương II, điều 9
  4. Luật số: 59/2020/QH14 Luật Doanh nghiệp, Chương I, Điều 1
  5. Luật số 25/2004/QH11 của Quốc hội : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chương I, Điều 1
  6. Bộ luật hình sự 2015, Chương XIV, Điều 114
  7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội, 2000,t. 5, tr. 698
  8. Hiến pháp năm 2013
  9. GS, TSKH. Đào Trí Úc (chủ biên), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, H. 2007, tr. 251 – 271
  10. Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 966 (5-2021)
  11. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. II, tr. 31
  12. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 59-
  13. TS. Nguyễn Văn Cường. (2021, November 26). Thực trạng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và định hướng xây dựng… ĐOÀN THẾ HANH, H. viện C. trị quốc gia H. C. M. (n.). Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội – Tạp chí Cộng sản.
  14. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp. Số 24/2009, tr. 38 – 43
  15. Hoàng Thị Kim Quế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Bàn về “lỗ hổng pháp luật.”, Tạp Chí Tổ Chức Nhà Nước
  16. NGUYỄN HÀ MY, LUẬT PHÁP PHẢI ĐI VÀO ĐỜI SỐNG, Quân Đội Nhân Dân,
  17. Hoàng Thị Kim Quế – Đại học Quốc gia Hà Nội (2017), Bàn về “lỗ hổng pháp luật.”, Tạp Chí Tổ Chức Nhà Nước
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !