logo-dich-vu-luattq

Truy thu bảo hiểm xã hội

1. Quy định chung về bảo hiểm xã hội

– Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Truy thu bảo hiểm xã hội

– Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

2. Phân loại bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

– Các chế độ bảo hiểm xã hội

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần trong năm 2022

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

3. Truy thu bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì truy thu bảo hiểm là việc cơ quan bảo hiểm xã hội thu khoản tiền phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN) của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN…

4. Các trường hợp truy thu BHXH

Theo đó, việc truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định như sau:

Truy thu là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cụ thể:

(1) Truy thu do trốn đóng:

>&gt Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc năm 2022 ?

– Trường hợp doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng).

– Số tiền truy thu do trốn đóng = số tiền phải đóng theo quy định + số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng.

Trong đó:

+ Đối với thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

+ Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

(2) Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ:

Trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho NLĐ mà NSDLĐ không đóng theo mức lương mới thì bị truy thu.

Đọc thêm: Cách kiểm tra tiền bảo hiểm xã hội

Số tiền truy thu = số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định + tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

(3) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

5. Quy định về truy thu bảo hiểm xã hội?

>&gt Xem thêm: Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới 2022 ?

Câu hỏi: Tháng 12/2016 tôi nghỉ việc. Đến tháng 1 năm 2018 tôi nhận bảo hiểm xã hội 1 lần. Tháng 4 đến để nhận tiền trượt giá. Nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo công ty tôi đi làm hiện tại đóng bảo hiểm cho tôi từ tháng 1 năm 2018 nhưng sau thời điểm tôi nhận nên họ không phát hiện. Nếu có thanh tra của bảo hiểm xã hội rất có thể họ sẽ ra quyết định truy thu lại số tiền mà tôi nhận. Và tôi phải trả lại toàn bộ số tiền trong 10 ngày. Tôi muốn hỏi việc truy thu lại của bảo hiểm xã hội có đúng pháp luật . Mong được giải đáp.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý :

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Nghị định số 88/2015/NĐ-CP

Nghị định 115/2015/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn :

Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật BHXH 58/2014 và Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH 1 lần:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

>&gt Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 và Cách tính lương hàng tháng tại doanh nghiệp như thế nào?

– Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015)

– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; Các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn (theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 có hiệu lực áp dụng từ 01/03/2018)

– Ra nước ngoài để định cư.

– Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu

Như vậy căn cứ vào các quy định trên. Anh chưa đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.Theo Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, BH thất nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng- 1 triệu đồng đối với NLĐ có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BH thất nghiệp.

2. Phạt tiền từ 1 triệu- 2 triệu đồng đối với NLĐ có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về BH thất nghiệp sau đây:

a) Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi NLĐ có việc làm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Phạt tiền từ 2 triệu- 4 triệu đồng đối với người SDLĐ có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người SDLĐ khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5 triệu- 10 triệu đồng đối với người SDLĐ có hành vi giả mạo hồ sơ BHXH, BH thất nghiệp để trục lợi chế độ BHXH, BH thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BH thất nghiệp giả mạo.

Tham khảo thêm: Phần mềm tính bảo hiểm xã hội 1 lần

5. Phạt tiền từ 10 triệu- 20 triệu đồng đối với người SDLĐ có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại cho tổ chức BHXH số tiền BHXH, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ đúng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.

6. Trách nhiệm đóng BHXH của người sử dụng lao động

Căn cứ theo Điều 21Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

Như vậy, Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

>&gt Xem thêm: Quy định mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022

Căn cứ theo quyết định 959/QĐ – BHXH quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng như sau:

– Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%

– Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%

– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%

– Kinh phí công đoàn 2%- doanh nghiệp đóng tất.

Như vậy, doanh nghiệp phải đóng 22%, người lao động 10,5% mức đóng bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp và trích tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội, khấu trừ toàn bộ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động với lý do doanh nghiệp gặp khó khăn là không đúng theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là bắt buộc, người lao động chỉ được khấu trừ 1 phần tiền lương của người lao động theo đúng quy định của pháp luật là 10,5% mà không được khấu trừ toàn bộ lương của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao đồng ý đóng hết cho người sử dụng lao động thì pháp luật cũng cho phép. Nếu thỏa thuận đó được ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể thì người sử dụng lao động phải bắt buộc tuân thủ.

Việc công ty khấu trừ 32% tiền lương tháng 5 đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là không đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể thông qua hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm: Thời hạn báo giảm bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc ?

Tham khảo thêm: Bảo hiểm xã hội thai sản

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !