logo-dich-vu-luattq

Trách nhiệm kỷ luật là gì ? Quy định của pháp luật về trách nhiệm kỷ luật ?

1. Trách nhiệm kỹ luật là gì ?

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Trách nhiệm kỷ luật

2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

– Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.

– Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.

– Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

– Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.

– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.

– Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.

– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.”

Xem thêm: Trách nhiệm kỷ luật

3. Các hành vi nào của cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật ?

Theo Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định

“Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật

1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.”

Xem thêm: Trách nhiệm kỷ luật

4. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo hình thức nào ?

4.1. Đối với cán bộ, công chức:

– Áp dụng đối với cán bộ

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Cách chức.

+ Bãi nhiệm.

– Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Hạ bậc lương.

Tìm hiểu thêm: Bộ luật hình sự là gì ? Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là gì ?

+ Buộc thôi việc.

– Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Giáng chức.

+ Cách chức.

Tìm hiểu thêm: Bộ luật hình sự là gì ? Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là gì ?

+ Buộc thôi việc.

Xem thêm: Trách nhiệm kỷ luật

4.2. Đối với viên chức

Căn cứ Điều 15 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP

– Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

Tìm hiểu thêm: Bộ luật hình sự là gì ? Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là gì ?

+ Buộc thôi việc.

– Áp dụng đối với viên chức quản lý

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Cách chức.

Tìm hiểu thêm: Bộ luật hình sự là gì ? Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là gì ?

+ Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Trách nhiệm kỷ luật

5. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức, viên chức là bao lâu?

5.1. Đối với cán bộ, công chức

Theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định:

“Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.

Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.

3. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.”

Xem thêm: Trách nhiệm kỷ luật

5.2. Đối với viên chức

Theo Điều 53 Luật Viên chức 2010 quy định

“Điều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 04 tháng.

3. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.”

Xem thêm: Trách nhiệm kỷ luật

6. So sánh trách nhiệm kỷ luật với các loại trách nhiệm pháp lý khác

Tiêu chí

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm kỷ luật

Căn cứ

Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật dân sự 2015

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Tham khảo thêm: điều 652 bộ luật dân sự 2015

Luật Cán bộ, công chức 2008

Luật Viên chức 2010

Khái niệm

Trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý mà người vi phạm phải chịu để trả giá cho hành vi vi phạm do mình gây ra ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể, hành vi vi phạm đó phải đủ cơ sở cấu thành tội được quy định tại Bộ luật hình sự.

Xem thêm: Trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại.

Trách nhiệm hành chính được hiểu là hậu quả pháp lý đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, phải chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối tượng

Cá nhân, pháp nhân thương mại

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức

– Cá nhân là cán bộ, công chức, được tuyển chọn vào ngạch nhà nước theo quy định.

Hình thức xử lý

– Phạt chính

– Phạt bổ sung

– Các biện pháp khắc phục

– Mức bồi thường thiệt hại.

– Các biện pháp khắc phục

– Cảnh cáo

– Phạt tiền

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Hạ ngạch

– Cắt chức

– Buộc thôi việc

Căn cứ phát sinh

Qua thời gian điều tra, truy tố, xét xử, có kết luận của tòa án thì người vi phạm mới phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi mình gây ra.

– Sau khi thỏa thuận thành công thì người có có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

– Nếu không thỏa thuận được, thì được giải quyết tại tòa án dân sự, sau khi có quyết định của tòa án thì người có lỗi phải bồi thường thiệt hại và có biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có)

– Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện có hành vi vi phạm thì lập tức ra quyết định xử phạt hành chính và người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm hành chính của mình

Khi phát hiện Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý kỷ luật đối với cá nhân đó

Mục đích

Để răn đe, trừng phạt các cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Bên cạnh đó, cũng giáo dục họ có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, để khuyên họ hoàn lương và bắt đầu lại cuộc sống mới, không phạm tội mới, hay tái phạm,…

Nhằm răn đe những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị hại do hành vi vi phạm gây ra nhằm khắc phục những tổn thất do họ gây ra

Nhằm bảo vệ, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước và loại trừ những vi phạm pháp luật hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra do hành vi vi phạm đó gây ra.

Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Đọc thêm: Luật Doanh nghiệp tiếng Anh là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !