logo-dich-vu-luattq

Thực hiện pháp luật là gì? (Cập nhật 2022)

Khái niệm thực hiện pháp luật là gì khá quen thuộc với người học luật, nhà làm luật. Tuy nhiên, theo khảo sát của ACC, rất nhiều người chỉ đưa ra được câu trả lời mang tính khái quát, chung chung cho câu hỏi thực hiện pháp luật là gì. Do đó, bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp cho quý công dân về câu hỏi thực hiện pháp luật là gì và những vấn đề liên quan.

1. Thực hiện pháp luật là gì?

Hiện nay, Wikipedia chưa đưa được được khái niệm thực hiện pháp luật là gì.

Xem thêm: Thực hiện pháp luật là

Tuy nhiên, Khái niệm thực hiện pháp luật là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:

Thực hiện pháp luật là hành vi thể hiện bằng cách hành động hoặc không hành động của một chủ thể được tiến hành phù hợp với những yêu cầu và quy định của pháp luật, không trái với những quy định pháp luật và không trái với những khuôn khổ pháp luật quy định.

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự mang tính thụ động hoặc chủ động. Thực hiện pháp luật mang tính chủ động được thực hiện bằng một thao tác, hành vi nhất định. Thực hiện pháp luật mang tính thụ động có nghĩa là chủ thể không thực hiện hành vi, xử sự nào mà pháp luật cấm.

Từ những phân tích trên, thực hiện pháp luật gồm hai đặc điểm cơ bản đó là:

– Chủ thể thực hiện những hành vi, xử sự hợp pháp theo quy định pháp luật

– Thực hiện pháp luật có thể được tiến hành thực hiện bởi những chủ thể khác nhau với những cách thức khác nhau.

2. Hình thức thực hiện pháp luật

Hiện nay, hình thức thực hiện pháp luật chia thành 4 hình thức chính: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Tìm hiểu thêm: Luật Thanh niên 2005 số 53/2005/QH11

-Tuân thủ pháp luật: tuân thủ pháp luật là hình thức công dân thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện qua việc công dân kiềm chế, không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

Ví dụ 1: cán bộ, công chức, viên chức không nhận hối lộ, công dân không lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, không sử dụng ma tuý…

Ví dụ 2: cá nhân không vi phạm các quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông hoặc cá nhân không thực hiện hành vi trộm cấp tài sản, cướp tài sản…

-Thi hành pháp luật (hay còn được gọi là chấp hành pháp luật): thi hành pháp luật là hình thức công dân thực hiện pháp luật chủ động, theo đó, chủ thể pháp luật tự mình chủ động thực hiện những nghĩa vụ của công dân.

Ví dụ: Công dân tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự, côngdân thực hiện nghĩa vụ do nhà nước quy định như đóng thuế, lao động công ích, nuôi dạy con cái hoặc chăm sóc ông bà, cha mẹ, người thân lớn tuổi hoặc khó khăn trong nhận thức, già yếu….

-Sử dụng pháp luật: chính thức chủ thể pháp luật được quyền thực hiện những quyền chủ thể của mình theo quy định pháp luật. Theo hình thức này, công dân có thể thực hiện hoặc không thực hiện những quyền công dân trong phạm vi pháp luật cho phép.

Ví dụ: Công an xã, phường, thị trấn xem xét thực hiện việc đăng ký thường trú cho công dân nếu công dân đáp ứng đầy đủ điều kiện.

– Áp dụng pháp luật: đây là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước cho phép các cơ quan có thẩm quyền được tổ chức trong những chủ thể pháp luật tuân thủ, thực hiện những quy định pháp luật hoặc ban hành những quyết định có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ: Cảnh sát giao thông quyết định xử phạt VPHC người đi ngược chiều , người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Tìm hiểu thêm: Luật sư tư vấn thừa kế

Ví dụ: Uỷ ban nhân dân xử phạt vi phạm hành chính đối với người khai báo gian dối về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như không đeo khẩu trang hoặc khai báo y tế, vi phạm các quy định về cách ly y tế.

Có thể thấy, áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước, là hoạt động mang tính cá biệt áp dụng đối với từng quan hệ xã hội nhất định, là hoạt động có những thủ tục chặt chẽ và phức tạp được pháp luật quy định cụ thể.

3. Các giai đoạn thực hiện pháp luật

Hai giai đoạn chính của thực hiện pháp luật được xác định như sau:

– Giai đoạn 1: thực hiện pháp luật được thực hiện giữa những cá nhân, cơ quan, tổ chức hình thành nên một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi chung là quan hệ pháp luật)

– Giai đoạn 2: những cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm thực hiện pháp luật là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

· Hotline: 19003330

· Zalo: 0967 370 488

· Gmail: info@accgroup.vn

Đọc thêm: Luật quy hoạch đô thị số 30 2009 qh12

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !