logo-dich-vu-luattq

Kháng nghị là gì ? Quy định của pháp luật về kháng nghị

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần nội dung bản án hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Toả ẩn với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng đồng thời sửa chữa những sái lâm trong bản án, quyết định của Toà án.

Kháng nghị được đưa ra đối với những bản quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp lực hoặc đã có hiệu lực nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phát hiện thấy có sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản hay một phần quan trọng nội dung của bản án hoặc quyết định của Toà án mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. Kháng nghị là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của một số chủ thể nhất định hoặc theo luật tố tụng thì các chủ thể này có thẩm quyền ra quyết định khi có căn cứ nhất định. Theo quy định của Luật tố tụng hình sư hiện hành có ba hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Tương ứng với mỗi hình thức, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn, thông báo về việc kháng nghị, hậu quả của việc kháng nghị; bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị; căn cứ, đối tượng, hậu quả pháp lí và những vấn đề khác có liên quan của kháng nghị cũng khác nhau (các điều 232, 233, 234, 236, 237, 238, 239, 240 Bộ luật hình sự).

Xem thêm: Thủ tục kháng nghị

Bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bị kháng nghị thì không được đưa ra thi hành; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể bị tạm đình chỉ thi hành đồng thời hoặc sau khi có kháng nghị. Sau khi có kháng nghị, Toà án có thẩm quyền phải xem xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

1. Kháng nghị là gì ?

Kháng nghị là Hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.

Kháng nghị được đưa ra đối với những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đã có hiệu lực nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phát hiện thấy có sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản hay một phần quan trọng trong nội dung bản án, quyết định của Tòa án mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định.

Kháng nghị là quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể nhất định hoặc theo pháp luật tố tụng thì các chủ thể này có thẩm quyền ra quyết định khi có căn cứ nhất định.

Có ba hình thức kháng nghị: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?

Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

3. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?

Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:

Tìm hiểu thêm: Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên thì bản án, quyết định mà bạn nói ở trên có thể bị kháng nghị trong thời hạn 03 năm nêu có căn cứ kháng nghị. Việc thi hành án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ cho đến khi có quyết định giải quyết cuối cùng. Nếu hội đồng thẩm phán giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm mà hủy án thì giải quyết lại vụ án hoặc đình chỉ vụ án, nếu bác kháng nghị thì tiếp tục thi hành án. Nếu án không được thi hành nữa thì bên thứ ba được nhận lại số tiền đã bỏ ra để mua tài sản thi hành án.

4. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị

1. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.

Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.

2. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.

Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.

5. Chủ thể kháng nghị

Hiện nay pháp luật quy định về các chủ thể có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án, bao gồm:

Tìm hiểu thêm: Nghị quyết 326 về án phí dân sự

– Ở phúc thẩm thì Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp sẽ có quyền kháng nghị

– Ở Giám đốc thẩm thì Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự cấp trung ương, Viện trưởng VKS quân sự cấp trung ương, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao sẽ có thẩm quyền kháng nghị.

– Còn đối với Tái thẩm thì thẩm quyền kháng nghị thuộc về Viện trưởng của VKSND tối cao, VKS Quân sự cấp trung ương, VKSND cấp cao.

6. Quyền kháng nghị của viện kiểm sát

Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và quyền công tố buộc tội tại phiên tòa. Sau khi xét xử sơ thẩm nếu viện kiểm sát thấy bản án, quyết định sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp, tính căn cứ, tội danh, hình phạt, mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp khác do tòa sơ thẩm áp dụng không phù hợp với thực tế khách quan, tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ án hình sự. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp có thể liên quan tới một phần hoặc toàn bộ nội dung bản án, quyết định sơ thẩm.

Kháng nghị của viện kiểm sát có thể theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt, tăng nặng hoặc giảm nhẹ mức bồi thường đối với tất cả bị cáo hay một số bị cáo. Viện kiểm sát có thể kháng nghị theo hướng tăng hoặc giảm mức bồi thường thiệt hại đối với bị đơn dân sự hoặc các biện pháp khác mà tòa án cấp sơ thẩm đã nếu trong bản án, quyết định sơ thẩm. Kháng nghị cũng có thể theo hướng đề nghị xử bị cáo không có tội hoặc đề nghị xử bị cáo có tội. Để làm căn cứ cho việc xem xét các nội dung trong kháng nghị của mình, Viện kiểm sát phải nêu rõ lí do kháng nghị và mục đích của việc kháng nghị.

7. Xem xét kháng cáo, kháng nghị

Trong trường hợp cùng một vụ án vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát vừa có kháng cáo của những người tham gia tố tụng với nội dung khác nhau (ví dụ: Viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn, còn bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt), hoặc vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm mà nội dung của các kháng nghị này không mâu thuẫn với nhau, thì việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị được tiến hành đồng thời theo quy định chung.

Nếu kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm có nội dung mâu thuẫn với kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm (ví dụ: Viện kiểm sát cấp sơ thẩm kháng nghị yêu cầu tăng mức hình phạt đối với bị cáo, nhưng Viện kiểm sát cấp phúc thẩm lại kháng nghị theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo), thì Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung mâu thuẫn theo kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên.

Điều 283. Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị

Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày:

1. Hết thời hạn kháng nghị.

2. Hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Tìm hiểu thêm: Nghị định số 59 2015 nđ cp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !