logo-dich-vu-luattq

Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2022

Bài viết hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất bao gồm những lưu ý và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh online 2022. Mời quý vị đón đọc bài viết của MISA meInvoice!

dang-ky-ho-kinh-doanh-ca-the

Xem thêm: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh 2018

Nội dung chính

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

1.1 Khái niệm hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể được định nghĩa là một loại hình kinh doanh, được khởi xướng bởi một cá nhân hay một nhóm các cá nhân, là công dân Việt Nam từ trên 18 tuổi với hành vi năng lực đầy đủ, hoặc trường hợp khác là do một hộ gia đình kinh doanh.

1.2 Đặc điểm hộ kinh doanh cá thể

Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đặc điểm hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Hộ kinh doanh cá thể sẽ không có tư cách pháp nhân so với các loại hình doanh nghiệp khác;
  • Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình/cá nhân/thành viên hộ kinh doanh đều phải là người có quốc tịch Việt Nam;
  • Hộ kinh doanh cá thể có quyền kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng bắt buộc đăng ký một trụ sở chính tại một địa điểm duy nhất;
  • Hộ kinh doanh cá thể không có giới hạn về số lượng lao động được sử dụng;
  • Hộ kinh doanh cá thể có quyền thuê người quản lý việc kinh doanh;
  • Những loại thuế HKD cá thể cần nộp bao gồm: Thuế giá trị gia tăng; Thuế Thu nhập cá nhân; Thuế môn bài;
  • Hộ kinh doanh cá thể chỉ được dùng hoá đơn bán hàng, không được dùng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT).

1.3 Thực trạng hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, hiện trên cả nước có hơn 5.14 triệu hộ kinh doanh cá thể, góp phần tạo ra 8.5 triệu việc làm cho người lao động, với tổng doanh thu hằng năm khoảng trên 2.000 tỷ đồng.

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể Việt Nam có ý nghĩa tiềm lực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

1.4 Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể có những ưu điểm gì?

Thứ nhất, thành lập hộ kinh doanh cá thể chỉ cần kê khai một số thông tin bắt buộc như: Tên chủ thể hộ kinh doanh, địa chỉ, ngành nghề, vốn kinh doanh và số lượng lao động, được rút gọn thủ tục rất nhiều so với việc thành lập doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đáng kể;

Thứ hai, việc sử dụng sổ sách của hộ kinh doanh cũng đơn giản hơn doanh nghiệp rất nhiều khi hộ kinh doanh chỉ cần hoàn thành 2 loại sổ sách kế toán, trong khi với doanh nghiệp là 37 loại;

Thứ ba, thành lập hộ kinh doanh sẽ không phải nộp nhiều loại thuế như doanh nghiệp, giúp tiết kiệm một số chi phí.

2. 8 lưu khi khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

2.1 Chủ thể được quyền đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Để có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện sau theo quy định điều 80 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

– Là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;

– Là hộ gia đình tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và bán quà vặt, hàng rong, kinh doanh lưu động, thời vụ, dịch vụ có thu nhập thấp không cần đăng ký hộ kinh doanh trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty quản lý quỹ

– Là cá nhân tham gia thành lập, góp vốn cho hộ kinh doanh cá thể, nhưng không thể cùng lúc là chủ của doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh nếu như không có sự nhất trí của các thành viên hợp danh khác.

2.2 Quyền và nghĩa vụ của cá nhân tham gia đăng ký hộ kinh doanh cá thể

  • Chủ hộ kinh doanh cá thể cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính và hoạt động kinh doanh theo quy định;
  • Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với vai trò người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên/bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với Trọng tài, Tòa án, cũng như các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật…
  • Chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình khi đăng ký hộ kinh doanh phải có trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của hộ.

2.3 Địa điểm kinh doanh hộ cá thể

  • Địa điểm kinh doanh hộ cá thể là nơi hộ kinh doanh tiến hành việc kinh doanh;
  • Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau nhưng chỉ có một trụ sở chính tại duy nhất một địa điểm, cần thông báo cho Cơ quan quản lý thuế và thị trường trực thuộc với các địa điểm còn lại.

2.4 Đặt tên hộ kinh doanh cá thể

Theo điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có những quy định như sau về cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể:

  • Hộ kinh doanh có tên riêng gồm hai thành tố theo cấu trúc: “Hộ kinh doanh”+”Tên hộ kinh doanh”; Tên riêng hộ kinh doanh sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt cùng với các chữ F, J, Z, W, chữ số, ký hiệu đi kèm;
  • Không được sử dụng các cụm từ Công ty, doanh nghiệp;
  • Không được sử dụng ngôn ngữ vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục để đặt tên cho HKD;
  • Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với phạm vi cùng huyện.

2.5 Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

  • Khi đăng ký thành lập/ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cần điền rõ ngành/nghề trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Cần thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Hộ kinh doanh có thể kinh doanh các ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật nếu có đủ điều kiện và đảm bảo các điều kiện trong quá trình kinh doanh;
  • Hộ kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định thì có thể bị cơ quan thẩm quyền thông báo tạm ngừng kinh doanh ngành nghề có điều kiện và bị xử phạt.

2.6 Điều kiện vốn đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về số vốn điều lệ tối đa/tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Tuỳ vào khả năng tài chính và quy mô và ngành nghề hộ kinh doanh hoạt động.

2.7 Đăng ký thuế cho hộ kinh doanh cá thể

  • Hộ kinh doanh được cán bộ thuế trực tiếp hướng dẫn thực hiện đăng ký thuế theo địa phương;
  • Hộ kinh doanh cần chuẩn bị: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể và CMND/CCCD/Hộ chiếu;

Xem thêm: Hướng dẫn kê khai thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trực tiếp khai thuế năm 2022.

* Về thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể

  • Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài trong năm đầu thành lập (Nghị định 22/2020/NĐ-CP), do vậy nếu hộ kinh doanh thành lập trước 01/01/2021 sẽ đuợc miễn lệ phí môn bài năm 2021;
  • Từ năm 2022, Hộ kinh doanh (tính từ năm thứ 2 hoạt động) sẽ phải nộp thuế môn bài theo bậc sau:

STT Doanh thu/năm Bậc thuế môn bài phải nộp/năm 1 Trên 500 triệu đồng 1.000.000 đồng 2 Trên 300 triệu đồng 500.000 đồng 3 Trên 100 triệu đồng – 300 triệu đồng 300.000 đồng 4 Dưới 100 triệu đồng Miễn thuế môn bài

*Về cách tính các loại thuế khác – áp dụng tính thuế trực tiếp trên doanh thu cho cả hộ kê khai và hộ khoán

  • Thuế TNCN = Doanh thu * Tỷ lệ (0,5%-2%)
  • Thuế GTGT = Doanh thu * Tỷ lệ (1%-5%)

2.8 Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể

>>> Tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh mới nhất 2022

3. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2022

3.1 Hồ sơ thành đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Một bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung;
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/Hộ chiếu vẫn còn hiệu lực của cá nhân làm đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao công chứng biên bản họp thành viên hộ gia đình trong việc thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề với một số ngành nghề có yêu cầu;
  • Bản sao công chứng văn bản xác nhận vốn pháp định từ cơ quan có thẩm quyền với một số ngành nghề có yêu cầu;
  • Giấy công chứng thỏa thuận thuê, mượn, hợp đồng thuê, mượn mặt bằng kinh doanh; Giấy thỏa thuận thuê, mượn, hợp đồng thuê, mượn mặt bằng không có công chứng thì nộp kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn với bên cho thuê, mượn mặt bằng.

*Mẫu giấy phép kinh doanh hộ cá thể mới nhất 2022: mau-dang-ky-ho-kinh-doanh

3.2 Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể tại đâu?

Người đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể có thể gửi Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trực thuộc địa điểm kinh doanh.

3.3 Trình tự đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mục 3.1) gồm giấy phép kinh doanh hộ cá thể mới nhất

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền

Chủ hộ kinh doanh trực tiếp nộp hồ sơ/uỷ quyền nộp hồ sơ đến cá nhân, tổ chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc UBND huyện/quận nơi đăng ký địa điểm kinh doanh chính của HKD.

Đọc thêm: Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Bước 3: Xét duyệt, bổ sung và nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh

  • Hộ kinh doanh chờ tin từ chuyên viên xét duyệt và bổ sung giấy tờ nếu có yêu cầu.
  • Hồ sơ được xử lý và được xét duyệt bởi lãnh đạo phòng, sau đó chuyển sang lãnh đạo UBND cấp huyện duyệt, cuối cùng chuyển đến Bộ phận tiếp nhận rồi trả cho hộ kinh doanh.
  • Sau khi nhận giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và chính thức được hoạt động cá thể.

3.4 Thời hạn giải quyết và chi phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể

*Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh

  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh được cấp cho người đăng ký trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp cùng với lệ phí đúng quy định;
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho cá nhân nội dung cần chỉnh sửa/bổ sung dưới dạng văn bản;
  • Nếu sau 03 ngày làm việc, cá nhân hộ kinh doanh không nhận được thông báo sửa đổi/bổ sung hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật.

*Lệ phí thành lập hộ kinh doanh cá thể: 100.000 đồng

4. Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể online mới nhất 2022

Bước 1: Truy cập đăng ký trực tuyến trên website “Cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến“;

Bước 2: Chọn điền “đăng ký hộ kinh doanh”, nhận thủ tục đăng ký hộ kinh doanh;

Bước 3: Nhập thông tin hộ kinh doanh

  • Thông tin chủ hộ kinh doanh
  • Tên hộ kinh doanh
  • Địa điểm kinh doanh…

Đăng tải kèm giấy tờ các bản online như mục 3.1

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể online

Sau nộp hồ sơ, người đăng ký theo dõi tình trạng hồ sơ bằng mã số tra cứu, thời gian xét duyệt hồ sơ là 03 ngày kể từ ngày nộp.

5. Một số câu hỏi liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh cá thể

5.1 Một cá nhân có thể đăng ký thành lập nhiều hộ kinh doanh cá thể không?

Mỗi người không thể thành lập nhiều hơn 01 hộ kinh doanh cá thể trên toàn quốc.

5.2 Có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi không có hộ khẩu tại nơi đăng ký không?

Cá nhân có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể dù không có hộ khẩu tại nơi đăng ký. Bạn có thể thành lập hộ kinh doanh bình thường, nếu như chứng minh có quyền sử dụng địa điểm thành lập hộ kinh doanh hợp pháp: hợp đồng thuê, mượn nhà/địa điểm kinh doanh và giấy tờ công chứng nhà đất thuê.

5.3 Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh cá thể không tư cách pháp nhân, chủ hộ kinh doanh cần chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản dân sự trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

5.4 Hộ kinh doanh cá thể có thể xuất hóa đơn GTGT khấu trừ không?

Hộ kinh doanh không thể xuất hoá đơn VAT khấu trừ mà chỉ có thể xuất hoá đơn VAT trực tiếp.

Phần mềm Hoá đơn điện tử đáp ứng đầy đủ thông tư, nghị định mới nhất 2022

Hiện nay, MISA meInvoice là phần mềm hoá đơn điện tử được tin dùng hàng đầu Việt Nam, với +150.000 Khách hàng đang sử dụng, đáp ứng mọi thông tư, nghị định hiện hành.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của MISA meInvoice! Doanh nghiệp quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây: Dùng thử hóa đơn điện tử

Đọc thêm: Hướng dẫn tra cứu tên công ty khi thành lập doanh nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !