Hiện nay, kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách tuyến cố định được nhiều nhà đầu tư quan tâm do nhu cầu của thị trường là rất lớn. Ngoài ra, hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc liên tỉnh nên đây được xem là một lĩnh vực đầu tư tiềm năng. Để tạo thuận lợi cho Quý khách hàng, Công ty Luật Việt An xin tổng hợp một số quy định và thủ tục pháp lý liên quan như sau:
Theo Luật Đầu tư 2014 thì kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nên ngoài việc tuân thủ pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư thì còn cần tuân thủ pháp luật chuyên ngành và đáp ứng các điều kiện luật định.
Xem thêm: Thành lập công ty vận tải hành khách
Để thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;
- Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An.
Đọc thêm: Tra cứu giấy phép kinh doanh nhanh nhất
Nơi nộp: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định đặt trụ sở công ty.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh, khắc và thông báo mẫu dấu.
Điều kiện để kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: được quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Theo đó, một số điều kiện chính cần đạt được gồm:
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô;
- Xe ô tô phải đủ số lượng và đạt chất lượng theo phương án kinh doanh đã được duyệt, thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng với công ty cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, đảm bảo an toàn kỹ thuật, có thiết bị giám sát hành trình;
- Phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình như sau:
- Xe ô tô đăng ký khai thác kinh doanh vận tải lần đầu: từ ngày 01 tháng 01 năm 2016;
- Xe ô tô đang khai thác: từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
- Niên hạn sử dụng:
Xe ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên phải có niên hạn sử dụng như sau:
- Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng;
- Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xe ô tô chở khách;
- Số lượng phương tiện: với tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, số lượng phương tiện tối thiểu:
- Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
- Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.
- Lái xe, nhân viên: không bị cấm hành nghề theo quy định, phải có hợp đồng lao động, được tập huấn nghiệp vụ;
- Người điều hành: có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên;
- Nơi đỗ xe: phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
Tham khảo thêm: Ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất
Sau khi chuẩn bị được các điều kiện trên, doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
- Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
- Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải.
Nơi nộp: Sở giao thông vận tải nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.
Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý và thủ tục liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp – đầu tư, xin vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để biết thêm chi tiết!
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh đơn giản – ĐIỀU CẦN BIẾT –