logo-dich-vu-luattq

Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm dân sự

Phạm vi giám đốc thẩm vụ án dân sự được quy định như thế nào? Là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ THỦ TỤC giám đốc thẩm có ý nghĩa hết rất quan trọng đối với đương sự và người thân của đương sự. Vậy pháp luật quy định phạm vi giám đốc thẩm vụ án dân sự như thế nào? Căn cứ, điều kiện để kháng nghị giám đốc thẩm. Chủ thể nào có quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Phạm vi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Xem thêm: Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm dân sự

Phạm vi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là gì?

Căn cứ Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.

Căn cứ, điều kiện kháng nghị thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

Căn cứ, điều kiện kháng nghị thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự.

Căn cứ, điều kiện kháng nghị thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự.

Căn cứ Khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 theo đó, để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các điều kiện, căn cứ sau:

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 331, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm các chủ thể sau đây:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thời hạn kháng nghị và phạm vi giám đốc thẩm vụ án dân sự

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Đọc thêm: Nghị định hướng dẫn luật luật sư

Căn cứ Điều 334, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Pháp luật có quy định các trường hợp ngoại lệ sau hết thời kháng nghị nhưng vẫn được kéo dài 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị (Khoản 2, Điều 334, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015):

  • Đương sự đã có đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 334, đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
  • Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Phạm vi giám đốc thẩm vụ án dân sự

Căn cứ Điều 342, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định phạm vi giám đốc thẩm thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm:

  • Chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
  • Có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.

Chủ thể có quyền tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

Căn cứ Điều 341, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chủ thể tham gia phiên tòa giám đốc thẩm bao gồm:

  • Chủ thể tiến hành tố tụng: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án,
  • Chủ thể tham gia tố tụng: Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác

Thủ tục đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án xem xét lại bản án có hiệu lực pháp luật.

Trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án xem xét lại bản án có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ Điều 329, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, để đề nghị Tòa án xem xét lại bản án, quyết định vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật, đương sự cần thực hiện các bước sau:

Bước 01: Đương sự nộp Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc qua bưu điện;

Tìm hiểu thêm: Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư

>>>Tham khảo thêm: Mẫu đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự

Bước 02: Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

Bước 03: Tòa án, Viện kiểm sát chỉ thụ lý đơn đề nghị khi có đủ các nội dung quy định tại Điều 328, Bộ luật này.

Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện, Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.

Bước 04: Người có thẩm quyền kháng nghị phân công người tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định;

Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.

Trên đây là bài viết liên quan đến phạm vi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ cần tư vấn Luật dân sự. Vui lòng liên hệ Công ty LUẬT LONG PHAN PMT qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn LUẬT SƯ DÂN SỰ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (50 votes)

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng 68 là gì? Người ký hợp đồng 68 có phải viên chức không?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !