logo-dich-vu-luattq

Thành lập công ty du lịch quốc tế

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh du lịch vì Việt Nam tập hợp rất nhiều yếu tố tiềm năng để ngành này phát triển. Không chỉ bởi Việt Nam có nhiều cảnh đẹp và nền văn hóa, lịch sử lâu đời thu hút du khách nước ngoài mà ở chiều ngược lại, nhu cầu du lịch tới các quốc gia khác của chính người dân trong nước cũng rất cao.

Theo quy định tại Luật Du lịch 2005 thì có nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch; bao gồm các loại hình: lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, phát triển khu du lịch, điểm du lịch, dịch vụ du lịch khác. Trong số đó, hình thức lữ hành nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Vậy, kinh doanh lữ hành là kinh doanh các chương trình du lịch mà thông thường được gọi là “tour” du lịch.

Xem thêm: Thành lập công ty du lịch quốc tế

Theo khoản 3 Điều 43 Luật Du lịch 2005 thì doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa, nhưng ngược lại thì không được. Vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ mang lại thuận lợi hơn.

Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế:

  • Kinh doanh lữ hành nội địa: xây dựng, bán và tổ chức tour du lịch nội địa cho khách nội địa;
  • Kinh doanh lữu hành quốc tế: xây dựng, bán và tổ chức tour du lịch cho khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam và/hoặc cho khách Việt Nam đi nước ngoài.

Theo khoản 6 Điều 12 Luật Du lịch 2005 thì “kinh doanh du lịch không có giấy phép kinh doanh, không có đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành, nghề, phạm vi kinh doanh” là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 43 luật này thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.

Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu của Quý Khách hàng, Công ty Luật Việt An xin tổng hợp và gửi đến Quý Khách hàng những thủ tục cần thực hiện khi muốn kinh doanh lữ hành quốc tế như sau:

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông công ty cổ phần;
  • Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ đông công ty cổ phần; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên hoặc cổ đông là tổ chức; Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của đại diện theo pháp luật của tổ chức đó;
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đọc thêm: Hồ sơ đăng ký kinh doanh homestay

Thông báo thông tin đăng ký doanh nghiệp:

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khắc dấu và công bố mẫu dấu:

Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Việt An hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thời hạn: Từ 04 ngày làm việc.

Bước 2: Xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế:

  • Có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Có phương án kinh doanh lữ hành; chương trình du lịch cho du khách quốc tế theo phạm vi hoạt động của doanh nghiệp;
  • Người điều hành phải có thời gian hoạt động trong lĩnh vực lữ hành ít nhất 04 năm;
  • Ít nhất 03 hướng dẫn viên có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế;
  • Có tiền ký quỹ.

Quy định về ký quỹ:

Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Mục đích của khoản tiền này là để giải quyết các vấn đề phát sinh khi doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.

Tham khảo thêm: Thế nào là đăng ký kinh doanh

Mức tiền ký quỹ:

  • Kinh doanh lữ hành với khách du lịch vào Việt Nam: 250.000.000 đồng;
  • Kinh doanh lữ hành với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 đồng.

Các loại Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh. Có ba loại giấy phép như sau, tùy vào phạm vi kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn:

  • Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
  • Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
  • Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Phương án kinh doanh lữ hành;
  • Chương trình du lịch cho khách quốc tế;
  • Giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;
  • Bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

Nơi nộp: Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Quy trình cấp:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch sẽ thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến Tổng cục Du lịch. Nếu Sở Du lịch xét thấy hồ sơ không đủ tiêu chuẩn thì ra văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp;
  • Tồng cục Du lịch khi nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị do Sở Du lịch gửi lên, trong 10 ngày làm việc, sẽ xem xét cấp hay không cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp thì Tổng cục Du lịch sẽ ra văn bản trả lời nêu rõ lý do cho Sở Du lịch và doanh nghiệp biết.

Một số lưu ý:

Về hướng dẫn viên:

  • Doanh nghiệp có thể sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch nhưng doanh nghiệp phải có ký hợp đồng với hướng dẫn viên;
  • Hướng dẫn viên phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc quốc tế;
  • Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài.

Về bảo hiểm: Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

  • Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
  • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật và các thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành quốc tế hoặc các loại hình kinh doanh du lịch khác, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để biết thêm chi tiết!

Tham khảo thêm: đăng ký kinh doanh cho thuê nhà

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !