logo-dich-vu-luattq

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú, đăng ký kinh doanh khách sạn, đăng ký kinh doanh homestay. Dịch vụ đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú trọn gói tại Luật Đại .

Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú

kinh doanh dịch vụ lưu trú

 

1. Kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam

Tuy rằng thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú ở Việt Nam những năm gần đây phát triển rất sôi nổi và mạnh mẽ, thì năm 2020, được đánh giá là một năm khủng hoảng nặng nề cho lĩnh vực kinh doanh này. Là một trong những loại hình kinh doanh được yêu cầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động đầu tiên trong đợt cách ly toàn xã hội đầu tiên tại Việt Nam. Theo thống kê của CBRE Việt Nam về số lượng lấp đầy ở các khách sạn xếp hạng 4 – 5 sao tại Việt Nam giảm mạnh đến tận 50% so với 3 năm trước đó (2017 – 2019).

Nhưng với những tín hiệu tích cực từ khả năng kiểm soát dịch bệnh hiệu quả của Việt Nam, thì chúng ta có thể tin tưởng rằng lĩnh vực kinh doanh lưu trú sẽ sớm được khôi phục. Thời gian trước đây, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh lưu trú và du lịch được cho là nhờ vào lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi tình hình dịch bệnh ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, các chuyến bay thương mại đến Việt Nam bị hạn chế, lượng khách du lịch nước ngoài cũng vì thế mà giảm mạnh. Từ những khó khăn đó các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực lưu trú được chính phủ khuyến khích kéo dài việc kích cầu cho nguồn khách du lịch trong nước đến năm 2021.

2. Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú

Theo Luật Du lịch năm 2017, kinh doanh lưu trú được chia thành các loại sau:

Kinh doanh Khách sạn:

  • Khách sạn thương mại (commercial hotel);
  • Khách sạn nghỉ dưỡng (resort);
  • Khách sạn bình dân;
  • Khách sạn ven đường (motel);
  • Khách sạn sân bay (airport hotel);
  • Khách sạn sòng bài (casino hotel);

Kinh doanh Biệt thự du lịch;

  • Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
  • Đọc thêm: Thời gian cấp giấy phép đăng ký kinh doanh

Kinh doanh Căn hộ du lịch;

  • Căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ 10 căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.

Kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch;

  • Tàu vừa được sử dụng làm phương tiện di chuyển cho hành khách, vừa kết hợp các loại hình phòng nghỉ dưỡng tương tự với các loại hình lưu trú trên đất liền.

Kinh doanh nhà nghỉ du lịch;

  • Cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

Kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay);

  • Nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.

Kinh doanh bãi cắm trại du lịch;

  • Khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

3. Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lưu trú

Với số lượng mô hình khách sạn đa dạng được liệt kê ở trên, những cá nhân mong muốn thành lập khách sạn cần nắm rõ những điểm mà Pháp luật yêu cầu để thực hiện và kinh doanh một cách hợp pháp. Những yêu cầu sau là những điểm được Pháp luật yêu cầu chung cho tất cả các loại hình kinh doanh khách sạn:

Đọc thêm: Thành lập công ty kế toán

  1. đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
  2. Đảm bảo các yêu cầu về an ninh – trật tự, vệ sinh môi trường, phòng cháy – chữa cháy theo quy định của pháp luật.
  3. Phải đảm bảo số phòng theo quy định của pháp luật cho từng loại hình lưu trú;
  4. Mỗi phòng phải đáp ứng đúng yêu cầu về diện tích của từng loại phòng;
  5. Cơ sở vật chất phải đạt tiêu chuẩn đúng theo xếp hạng của mô hình lưu trú;
  6. Phải đảm bảo an toàn: không gần khu vệ sinh công cộng, các cơ sở sản xuất độc hại;
  7. Cách xa bệnh viện, trường học ít nhất là 100m;
  8. Không được liền kề khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định hiện hành;
  9. Đảm bảo trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng theo từng loại, hạng.

4. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú

Để có thể bắt tay vào việc kinh doanh khách sạn, các cá nhân, tổ chức cần thực hiện những thủ tục sau:

  • Lập hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Xin Giấy Chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự;
  • Xin Giấy Chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy – chữa cháy;
  • Xin Giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:

– Hotline hỗ trợ 24/7: 0967.370.488/ 0975.422.489/ 0961.417.488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Tìm hiểu thêm: Căn hộ officetel có được đăng ký kinh doanh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !