logo-dich-vu-luattq

Phí là gì, Lệ phí là gì, Chi phí là gì?

Phí và lệ phí là một sổ các thuật ngữ thường gặp trong thủ tục hành chính và thường sử dụng chúng. Tuy nhiên, những thuật ngữ này vẫn khiến nhiều người bị nhầm lẫn và định nghĩa không chính xác.

Vậy Phí là gì? Lệ phí là gì? Chi phí là gì? và ví dụ về phí lệ phí như thế nào. Để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn chúng tôi xin chia sẻ và gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.

Xem thêm: Phí là gì

Chi phí là gì?

Chi phí là các hao phí về nguồn lực để có thể đạt được một mục tiêu cụ thể, có thể hiểu chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế ( giao dịch, sản xuất…) hoặc kinh doanh, buôn bán nhất định.

Chi phí là điều kiện để xác định việc thực hiện hoạt động kinh tế một cách có hiệu quả, từ đó có thể quản lý doanh nghiệp sản xuất hay thương mai, chọn ra những phương án tốt nhất và có lợi, đạt năng suất, hiệu quả trong công việc.

Lệ phí là gì?

Lệ phí là khoản tiền đã được ấn định mà bắt buộc cá nhân, tổ chức khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công và phụ vụ cho công việc quản lý nhà nước (được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015).

Lệ phí không dùng để bù đắp các chi phí , mục đích của việc thu nộp lệ phí nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi về hành chính.

Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí :

+ Lệ phí sẽ được ấn định trước và không nhằm mục đích bù đắp chi phí.

+ Mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản.

+ Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí phải được đảm bảo tính minh bạch, công bằng, công khai và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu lệ phí, toàn bộ lệ phí được nộp vào ngân sách nhà nước.

Lệ phí có 5 loại và 64 loại chính căn cứ theo lĩnh vực tác động.

Ví dụ về phí và lệ phí?

Ngoài nắm rõ khái niệmPhí là gì? Lệ phí là gì? Chi phí là gì?, Luật Hoàng Phi xin cung cấp thêm ví dụ về phí và lệ phí để Quý độc giả hiểu rõ hơn, cụ thể như sau:

– Ví dụ một số trường hợp phải nộp phí:

Tìm hiểu thêm: Văn án là gì?

+ Cá nhân đi thi bằng lái xe máy, ô tô phí sát hạch lái xe.

+ Cá nhân, tổ chức đi thăm quan tại Văn miếu Quốc Tử Giám phải nộp phí thăm quan.

+ Ngoài ra còn có phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phí cung cấp thông tin doanh nghiệp….

– Ví dụ về một số trường hợp phải nộp lệ phí:

+ Khi cá nhân, tổ chức tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp nộp phí đăng ký doanh nghiệp.

+ Cá nhân làm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

+ Nộp lệ phí khi đi đăng ký tạm trú.

+ Ngoài ra còn có lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí trước bạ….

Các loại lệ phí hiện nay

Các loại lệ phí hiện nay, cụ thể :

– Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân như:

+ Bộ Tài chính quy định về lệ phí quốc tịch.

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về nộp lệ phí hộ tịch.

+ Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về lệ phí giải quyết việc dân sự.

+ Chính phủ quy định về việc nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi.

+ Và một số lệ phí khác như: lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí tòa án, Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam….

– Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, như:

Đọc thêm: Giải ngân phong tỏa là gì

+ Chính phủ quy định về việc nộp lệ phí trước bạ.

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về việc nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.

+ Bộ tài chính quy định về nộp lệ phí sở hữu trí tuệ.

+ Và một số lệ phí khác như: lệ phí trong lĩnh vực hàng hải, lệ phí quản lý phương tiện giao thông…

– Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

+ Bộ tài chính quy định về lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về lệ phí kinh doanh.

+ Chính phủ quy định về việc nộp lệ phí môn bài.

+ Và một số lệ phí khác như: lệ phí phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên internets, lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện…

– Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia.

+ Bộ tài chính quy định về lệ phí ra vào cảng ( cảng biển, bến thủy nội địa, cảng hàng không, sân bay).

+ Bộ tài chính quy định về lệ phí đi qua vùng đất, vùng biển (hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh, cấp phép xuống tàu…).

– Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác.

+ Bộ tài chính quy định về lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, lệ phí cấp thẻ công chứng viên, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên.

+ Và một số lệ phí khác như: lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản, lệ phí cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống, nguồn gen cây trồng nông nghiệp….

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp thắc mắc và tư vấn về Phí là gì? Lệ phí là gì? Chi phí là gì? và ví dụ về phí lệ phí như thế nào mà chúng tôi muốn gửi tới Quý độc giả tham khảo, để được hỗ trợ tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua 1900 6557.

Đọc thêm: Phương án kinh doanh là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !