logo-dich-vu-luattq

Giải ngân phong tỏa là gì

Để hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm và quy trình giải ngân của ngân hàng như thế nào? Chúng ta cùng tham khảo bài viết sau đây của Lộc Phát Land nhé.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính mà bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng đây là khoản tiền nào đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đã được ký kết giữa ngân hàng với người đi vay hoặc giữa một tổ chức cho vay với một cá nhân, tổ chức khác.

Xem thêm: Giải ngân phong tỏa là gì

Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng , thực hiện đầy đủ các thủ tục vay và được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chấp thuận hồ sơ vay vốn.

Việc giải ngân này có thể được thực hiện 1 lần hoặc chia thành từng lần nhỏ theo đúng thỏa thuận đã được ký kết trước đó. Người nhận có thể nhận bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt hay bằng các hình thức khác như Séc, phiếu mua hàng…

Các hình thức giải ngân

Phụ thuộc vào mục đích của khách hàng, giải ngân sẽ được phân ra làm nhiều loại như: Giải ngân một lần; giải ngân phong tỏa; giải ngân không phong tỏa… Trong đó giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa là 2 hình thức phổ biến thường được ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính thường áp dụng hiện nay.

Giải ngân phong tỏa

Đặc điểm của hình thức này là khoản vay đã được giải ngân, khách hàng đã nhận được tiền trong tài khoản nhưng khách hàng không thể rút được ngay số tiền này ra để sử dụng.

Thông thường hình thức này thường được áp dụng cho mục đích mua hàng hóa, sản phẩm, bất động sản, xe…

Vì vậy, khoản tiền này sẽ bị khóa tạm thời cho tới khi khách hàng hoàn thành việc mua bán hàng hóa, tài sản hoặc hoàn tất đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền như mục đích ban đầu trong hồ sơ vay vốn.

Trong trường hợp này, số tiền mà bên bán nhận được có thể xem như một khoản tiết kiệm và được hưởng lãi theo lãi suất thị trường.

Nhìn chung, giải ngân phong tỏa là hình thức giải ngân an toàn đối với cả người đi vay vốn và ngân hàng. Trên thực tế, trong quá trình làm thủ tục sang tên có thể xảy ra những vấn đề phát sinh như: Không thẩm định được hồ sơ, kê khai thuế phức tạp dẫn đến không sang tên được… Nhưng với hình thức này, chắc chắn người vay sẽ được sang tên sổ đỏ.

Tài khoản ngân hàng của người bán vẫn có tiền trong quá trình đợi sổ đỏ sang tên cho người mua, và số tiền này có thể coi như một khoản gửi ngân hàng giữ hộ. Người bán hoàn toàn có thể rút tiền mặt dùng số tiền này gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên, với tâm lý thích tiền mặt, thì thời gian chờ đợi sang tên có thể khiến người bán không đồng ý với hình thức giải ngân này. Điều này bắt buộc bạn cần trao đổi trước để chuẩn bị tinh thần cũng như cách thức đặt cọc (thanh toán) với bên bán để giao dịch diễn ra thuận lợi hơn.

Giải ngân không phong tỏa

Đọc thêm: Tranh chấp dân sự là gì

Là hình thức ngược lại với giải ngân phong tỏa, khách hàng nhận được khoản vay trong tài khoản tín dụng và có thể rút ra để sử dụng ngay hoặc khoản vay có thể được chuyển trực tiếp cho bên thứ 3.

Lợi ích hình thức này đem lại cho khách hàng là nhanh chóng và tiện lợi, khách hàng có thể nhận được khoản vay và sử dụng ngay mà không cần chờ đợi.

Vì rủi ro khá cao với phía ngân hàng nên hình thức này thường được áp dụng với các khoản vay nhỏ và chỉ áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng. Thậm chí, để đảm bảo nhất, một số ngân hàng còn yêu cầu xác minh khả năng sang tên mới được giải ngân, bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí khác nữa. Cũng vì tính rủi ro cao nên hình thức giải ngân không phong tỏa không được khuyến khích và áp dụng nhiều.

Quy trình giải ngân vay vốn khá phức tạp và trải qua nhiều bước

Bước 1: Tiến hành xác nhận thông tin và chứng minh thu nhập

Nhân viên của ngân hàng sẽ thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc qua người thân quen xung quanh. Những thông tin cơ bản cần kê khai là:

Thông tin cá nhân.

Mục đích: vay tiêu dùng, vay kinh doanh hay vay mua tài sản…

Khả năng chi trả thể hiện qua thu nhập thực nhận từ đi làm, kinh doanh, đầu tư…

Chứng minh thu nhập 3 tháng gần nhất

Sau đó, các nhân viên ngân hàng thẩm định sẽ xác thực các thông tin đó có chính xác hay không.

Bước 2: Người đi vay được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục

Mỗi một ngân hàng sẽ có những quy định về hồ sơ khác nhau để người đi vay cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầy đủ trước khi đi vay. Về cơ bản thì khách hàng nên chuẩn bị:

+ Hồ sơ pháp lý: CMND và sổ hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn/ Xác nhận độc thân…

+ Hồ sơ tài chính: Sao kê bảng lương/ Xác nhận công tác/ Xác nhận lương 3 tháng…

Tham khảo thêm: Tài sản doanh nghiệp là gì

+ Hồ sơ mục đích sử dụng: hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc, giấy phép kinh doanh…

+ Hồ sơ tài sản đảm bảo như sổ đỏ, giấy phép đăng ký xe…

+ Một số giấy tờ liên quan khác…

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Sau khi khách hàng vay cung cấp đầy đủ các thông tin và hồ sơ. Các nhân viên thẩm định sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ bằng các phương pháp nghiệp vụ. Từ đó xác định khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn của ngân hàng hay không. Nếu hồ sơ còn thiếu thì nhân viên thẩm định sẽ yêu cầu bạn cung cấp thêm hoặc hỏi những người có liên quan.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định hồ sơ thành công và chính xác thì nhân viên ngân hàng thẩm định sẽ lập báo cáo đề xuất tín dụng. Và trình lên cấp trên để xin được phê duyệt. Nếu khoản vay nhiều, quá lớn thì sẽ có một bộ phận khác thẩm định lại hồ sơ một cách minh bạch. Từ đó dựa trên hồ sơ và thông tin khách hàng để cấp trên tiến hành phê duyệt từ chối hay đồng ý cho vay.

Bước 5: Quyết định cho vay và giải ngân vay vốn

Giải ngân là bước cuối cùng trong quy trình vay vốn. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền mà khách hàng muốn vay. Thời gian và khoản tiền giải ngân sẽ diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy vào trường hợp vay vốn của khách hàng.

Một số lưu ý để quá trình giải ngân không gặp vướng mắc

Để quá trình vay vốn hay quá trình giải ngân không gặp những trục trặc hay vướng mắc gì thì người vay nên chú ý những thông tin sau:

Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ vay đầy đủ, chính xác, kịp thời, hoàn thiện hồ sơ đúng yêu cầu của ngân hàng. Có xác minh ở địa phương, giấy tờ phải được sao y bản chính (thời gian còn hiệu lực từ 3 đến 6 tháng tùy quy định của ngân hàng).

Nếu thiếu hay sai sót về hồ sơ, khách hàng có thể chủ động bố trí thời gian gặp mặt trực tiếp và bổ sung hồ sơ kịp thời.

Khi ngân hàng có yêu cầu làm thủ tục để được giải ngân phải thu xếp thời gian để kịp thời giải ngân, tránh để lỡ công việc.

Tìm hiểu vay vốn trước khi vay 1-2 tháng để có thể chuẩn bị hồ sơ kịp thời để không lỡ kế hoạch sử dụng vốn.

Qua chia sẻ trên, hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để đảm bảo quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi, giải ngân nhanh chóng hơn.

Tìm hiểu thêm: Công trình công cộng là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !