logo-dich-vu-luattq

Pháp nhân thương mại phạm tội

1. Pháp nhân là gi? Pháp nhân thương mại là gì?

Trong Bộ luật hình sự không quy định như thế nào được gọi là pháp nhân hay pháp nhân thương mại. Nhưng theo quy định tại chương IV của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân và pháp nhân thương mại như sau:

Thứ nhất, pháp nhân được quy định tại điều 74.

Xem thêm: Pháp nhân thương mại phạm tội

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Thứ hai, pháp nhân thương mại theo điều 75 quy định như sau:

Điều 75. Pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Điều kiện củapháp nhân thương mại

Theo như điều 75 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có đầy đủ điều kiện của pháp nhân theo điều 74 nhưng mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

Theo đó, điều kiện của pháp nhân thương mại như sau:

Thứ nhất, Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, cũng như luật khác có liên quan. Ví dụ Luật doanh nghiệp, Luật thương mại…

>&gt Xem thêm: Quan hệ với trẻ em từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi có phạm tội không ?

Thứ hai, pháp nhân thương mại phải có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự năm 2015;

Theo Điều 83 quy định:

Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

Thứ tư, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập;

Thứ năm, mục tiêu chính của pháp nhân thương mại là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên;

Thứ sáu, Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Cơ sở pháp lý trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

Tìm hiểu thêm: Môi giới thương mại là gì? Quy định của pháp luật về môi giới thương mại

Thứ nhất, nếu pháp nhân thương mại phạm tội chúng ta cần dựa vào các nguyên tắc nhất định để xử lý pháp nhân này.

>&gt Xem thêm: Đăng hình người khác, đăng video lên mạng xã hội facebook thì bị xử phạt thế nào ? Phạm tội gì ?

Theo Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 pháp nhân thương mại bị xử lý theo các nguyên tắc sau:

– Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

– Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

– Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

– Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Thứ hai, Cơ sở pháp lý: Điều 74 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 74. Áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

Khi một pháp nhân thương mại phạm tội, pháp nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại chương XI này. Trong chương này quy địnhn về các hình phạt của pháp nhân, những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt, xóa án tích…

Hơn nữa,Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

>&gt Xem thêm: Bắt người phạm tội quả tang là gì? Quy định của pháp luật về bắt người phạm tội quả tang mới nhất?

4. Quy định của pháp luật về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

– Cơ sở pháp lý: Điều 75 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. quy định như sau:

Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

a. Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại

Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại là hành vi của một người hoặc một số người đang thuộc biên chế của tổ chức kinh tế ( doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác) mà theo pháp luật thì tổ chức kinh tế này là pháp nhân thương mại. Nếu họ không phải trong tổ chức kinh tế được công nhận là pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của họ không phải là hành vi của pháp nhân thương mại.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nếu một người được pháp nhân thương mại ký hợp đồng hay uỷ quyền lại để thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân thương mại giao cho và khi thực hiện họ đã nhân danh pháp nhân thương mại để ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho họ thì hành vi phạm tội của người này vẫn là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại mà họ ký hợp đồng hoặc được uỷ quyền.

b. Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.

Khi một người hoặc một số người họ nhân danh pháp nhân thương mại; thực hiện hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại giao hoặc uỷ quyền đều vì lợi ích của pháp nhân thương mại chứ không vì lợi ích cá nhân của họ.

Ngược lại, nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội họ lại lợi dụng pháp nhân thương mại, nhan danh pháp nhân thương mại để thực hiện thêm hành vi vi phạm pháp luật hình sự nói riêng vì lợi ích cá nhân thì chỉ hành vi nào vì lợi ích của pháp nhân thương mại mới buộc pháp nhân thương mại phải chịu, còn hành vi nào vượt ra ngoài lợi ích của pháp nhân thương mại mà vì lợi ích cá nhân họ thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Tìm hiểu thêm: Ví dụ về kinh doanh thương mại

Ví dụ: A nhân danh Công ty X lái xe đi ký hợp đồng với công ty Y. Nhưng A đã không đi dúng vào con đường đi tới công ty Y để ký hợp đồng mà A lái xe đi đón người yêu đi ăn nhân tiện còn sớm rồi gây tai nạn cho C chết. Trường hợp này A tự chịu trách nhiệm hành vi phạm tội của mình.

>&gt Xem thêm: Vay tiền không trả phạm tội gì, xử lý như thế nào ?

c. Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.

Hành vi phạm tội của một hoặc một số người phải có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Sự chỉ đạo điều hành là sự chỉ đạo của những người đứng đầu hoặc của một tập thể pháp nhân thương mại như: Giám đốc, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của công ty…

Sự chỉ đạo, điều hành cũng tương tự như trường hợp phạm tội có tổ chức mà người tổ chức là người chỉ đạo điều hành mọi hành vi của tất cả các đồng phạm khác. Ngoài sự chỉ đạo, điều hành của những người nhân danh pháp nhân thương mại còn có trường hợp tuy không có sự chỉ đạo, điều hành nhưng lại có sự chấp thuận của những người đứng đầu pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội cũng là hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại.

d. Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 tuỳ thuộc vào tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện.

Theo đó khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

5. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi nào?

>&gt Xem thêm: Năm 2022, Phạm tội đánh bạc có thể phải chịu mức án bao nhiêu năm tù ?

– Cơ sở pháp lý: Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.

Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân thương mại như sau:

“1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

>&gt Xem thêm: Quy định về phạm tội lỗi cố ý và phạm tội lỗi cố ý

>&gt Xem thêm: Hầu đồng (đồng bóng) có phạm tội không ?

>&gt Xem thêm: Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

>&gt Xem thêm: Hành vi phạm tội là gì ? Khái niệm chung về hành vi phạm tội?

Tìm hiểu thêm: Nhượng quyền thương mại là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !