logo-dich-vu-luattq

Môi giới thương mại là gì? Quy định của pháp luật về môi giới thương mại

1. Quy định chung về môi giới thương mại

Môi giới thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật thương mại năm 1997 và tiếp tục được quy định trong Luật thương mại năm 2005. Để thực hiện hoạt động môi giới thương mại, người môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới.

Nội dung hoạt động môi giới thương mại thường bao gồm: Tìm kiếm bạn hàng, cung cấp các thông tin cần thiết về bạn hàng cho người được môi giới, giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ cần môi giới, tiến hành các đàm phán ban đầu với bạn hàng, thoả thuận về các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa các bên được môi giới, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi cần thiết.

Xem thêm: Môi giới thương mại

Các hoạt động môi giới việc làm, môi giới chứng khoán… không được coi là môi giới thương mại và không do Luật thương mại điều chỉnh.

2. Khái niệm môi giới thương mại

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, môi giới được hiểu là người làm trung gian để cho hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau. Tương tự với cách hiểu thông thường về môi giới, Điều 150 Luật Thương mại năm 2005 đã định nghĩa môi giới thương mại như sau:

“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.

3. Đặc điểm của môi giới thương mại

>&gt Xem thêm: Mẫu hợp đồng môi giới đất đai mới nhất năm 2022

Môi giới thương mại có những đặc điểm sau:

– Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới. Pháp luật hiện hành không quy định bên được môi giới có nhất thiết phải là thương nhân hay không. Trong hoạt động môi giới thương mại, không phải tất cả các bên được môi giới đều có quan hệ môi giới thương mại với bên môi giới mà chỉ bên được môi giới nào ký hợp đồng môi giới với bên môi giới thì giữa họ mới phát sinh quan hệ môi giới thương mại.

Ví dụ: Công ty cổ phần A ký hợp đồng thuê Công ty trách nhiệm hữu hạn B làm môi giới trong việc tiêu thụ sản phẩm do Công ty A sản xuất ra, giữa Công ty A và Công ty B phát sinh quan hệ môi giới thương mại. Công ty B tìm được Công ty c có nhu cầu mua các sản phẩm của Công ty A và giới thiệu Công ty A với Công ty c. Do đó, giữa B và c có thể tồn tại hợp đồng môi giới hoặc không, nếu B và c ký hợp đồng môi giới thì giữa họ cũng phát sinh quan hệ môi giới thương mại.

Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Neu họ thay mặt bên được môi giới ký hợp đồng với khách hàng thì họ sẽ trở thành bên đại diện không đúng thẩm quyền của bên được môi giới. Tuy nhiên, Luật Thương mại của Việt Nam không cấm bên được môi giới ủy quyền cho bên môi giới ký hợp đồng với khách hàng. Trong trường họp này, bên môi giới hành động với tư cách của bên đại diện.

– Nội dung hoạt động môi giới rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu. Mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau.

Môi giới thương mại là một hoạt động kinh doanh thuần tuý. Mục đích của bên môi giới thương mại khi thực hiện việc môi giới là tìm kiếm lợi nhuận. Bên môi giới thông thường được hưởng thù lao khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau.

– Phạm vi của môi giới thương mại được mở rộng không chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua, bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hoá. Do đó, môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi như môi giới mua bán hàng hoá, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, môi giới tàu biển, môi giới thuê máy bay, môi giới bất động sản… Tuy nhiên, Luật Thương mại là luật chung Điều chỉnh các hoạt động thương mại nên những quy định về môi giới thương mại trong luật này chỉ mang tính nguyên tắc còn các hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực riêng biệt lại được luật chuyên ngành quy định cụ thể.

Đọc thêm: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

Ví dụ: Môi giới bảo hiểm được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, môi giới hàng hải được quy định trong Bộ luật Hàng hải …

– Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới.

Hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới, bên môi giới phải là thương nhân còn bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân (vì pháp luật không quy định gì về điều kiện của bên được môi giới). Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau. Trong mục 2 về hoạt động môi giới thương mại thuộc chương V, Luật Thương mại năm 2005 quy định về hoạt động trung gian thương mại không đề cập về hình thức của hợp đồng môi giới thương mại. Tuy nhiên, hợp đồng môi giới thương mại là loại hợp đồng dịch vụ thương mại nên theo quy định tại Điều 74 Luật Thương mại năm 2005 thì hợp đồng môi giới nói riêng và hợp đồng dịch vụ nói chung được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

>&gt Xem thêm: Môi giới thương mại là gì? Quy định của pháp luật về môi giới thương mại

Khi giao kết hợp đồng môi giới thương mại các bên nên thỏa thuận những điều, khoản về nội dung cụ thể của việc môi giới, mức thu lao mà bên môi giới sẽ được nhận, thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phậm hợp đồng; hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng môi giới.

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới thương mại

4.1 Nghĩa vụ và quyền của bên môi giới đôi với bên được môi giới

+ Nghĩa vụ của bên môi giới

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau (Điều 151 Luật Thương mại năm 2005):

– Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng môi giới, có thể bên được môi giới phải cung cấp cho bên môi giới một số thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của mình. Bên môi giới chỉ được sử dụng các thông tin này để thực hiện việc môi giới theo hướng có lợi cho bên được môi giới mà không được cung cấp những thông tin đó cho khách hàng hay đối thủ cạnh tranh của người được môi giới.

– Bảo quản mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giời và phải hoàn trả cho bên được môi giới khi kết thúc việc môi giới.

– Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.

>&gt Xem thêm: Môi giới là gì? Người môi giới quy định như thế nào?

Là người trung gian, bên môi giới có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư vấn cho bên được môi giới. Bên môi giới phải có trách nhiệm cung cấp chính xác về tư cách pháp lý của đối tác cho các bên được môi giới. Căn cứ vào bản chất của hoạt động môi giới, bên môi giới, không tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ thương mại đã được giao kết giữa các bên. Do đó, không chịu bất kì trách nhiệm nào trước sự vi phạm hợp đồng của các bên được môi giới với nhau. Tuy nhiên, nếu được sự ủy quyền hợp pháp của một hoặc các bên được môi giới thì bên môi giới có thể thực hiện một số nghĩa vụ theo hợp đồng như giao hàng hay nhận tiền thanh toán…

– Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới.

Tham khảo thêm: Phân biệt thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

+ Quyền của bên môi giới thương mại

– Được hưởng thù lao môi giới theo mức quy định trong hợp đồng môi giới.

Quyền hưởng thù lao của bên môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ thương mại với nhau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 153 Luật Thương mại năm 2005). Điều đó có nghĩa là việc các bên được môi giới không thực hiện hợp đồng đã giao kết hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới quyền hưởng thù lao của bên môi giới, quy định như vậy là phù hợp với chức năng của bên môi giới, bởi bên môi giới không thể chịu trách nhiệm cho khả năng thực hiện hợp đồng hoặc khả năng tài chính của các bên. Tuy nhiên, trong hợp đồng môi giới các bên có thể thỏa thuận thù lao môi giới chỉ phát sinh sau khi hợp đồng giữa các bên được môi giới thực hiện dưới các điều kiện mà bên được môi giới mong muốn.

Trong trường hợp, các bên được môi giới không giao kết được hợp đồng với nhau, bên môi giới không được hưởng thù lao môi giới nhưng nếu các bên không có thỏa thuận khác, bên môi giới vẫn cỏ quyền yêu cầu bên được môi giới thanh toán cho mình các chi phí hợp lý liên quan tới việc môi giới.

Nếu trong hợp đồng, các bên không thỏa thuận mức thù lao thì mức thù lao môi giới được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ (Khoản 2 Điều 153, Điều 86 Luật Thương mại năm 2005).

4.2 Nghĩa vụ và quyền của bên được môi giới đối với bên môi giới thương mại

+ Nghĩa vụ của bên được môi giới

>&gt Xem thêm: Môi giới chứng khoán là gì ? Hoạt động môi giới chứng khoán là gì ?

Nếu các bên không có thỏa thuận khác bên được môi giới có các nghĩa vụ sau (Điều 152 Luật Thương mại năm 2005):

– Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;

– Trả thù lao môi giới và các chi phí khác cho bên môi gỉới.

+ Quyền của bên được môi giới

Luật Thương mại năm 2005 không quy định về quyền của bên được môi giới, tuy nhiên căn cứ vào các nghĩa vụ của bên được môi giới, có thể thấy bên được môi giới có các quyền sau:

– Yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;

– Yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của mình.

Đọc thêm: Ví dụ về doanh nghiệp thương mại

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !