logo-dich-vu-luattq

Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11 mới nhất năm 2022

Tham khảo các Luật thương mại cũ hơn (Đã hết hiệu lực thi hành):

  • Luật thương mại năm 1997
  • Luật thương mại 2005

Luật thương mại năm 2005 hiện là Luật thương mại mới nhất 2022 đang có giá trị hiệu lực. Luật thương mại 2005 điều chỉnh mọi hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem thêm: Luaật thương mại

luat-thuong-mai-nam-2005-moi-nhat-dang-ap-dung-thi-hanh

Luật sư tư vấn pháp luật thương mại trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Tải về Luật thương mại năm 2005 số 36/2005/QH11

Click để tải: Luật thương mại 2005

LUẬT

THƯƠNG MẠI

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về hoạt động thương mại.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Xem thêm: Đặc điểm và phân loại thương nhân theo Luật thương mại 2005

MỤC 1

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

Xem thêm: Công văn số 4833 TM-PC ngày 30/09/2004 của Bộ Thương mại về việc trình Quốc hội dự án Luật thương mại (sửa đổi)

2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.

Xem thêm: Công văn số 176/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao về việc triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật thương mại

3. Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

4. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

5. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.

6. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

7. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Xem thêm: Công văn số 1592/TCHQ-GSQL về việc xác định loại hình gia công theo qui định tại Điều 178 Luật Thương mại do Tổng cục Hải quan ban hành

11. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.

12. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.

13. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

15. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan

Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.

Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

Xem thêm: Công văn 9596/VPCP-KTTH năm 2015 sửa đổi Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Thương nhân

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

Xem thêm: Công văn 130/TTg-KTTH năm 2015 về Đề án hoàn thiện khung pháp lý về thương mại nhà nước theo quy định của Luật Thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân

Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.

Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.

2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Xem thêm: Pháp luật thương mại điện tử là gì? Đặc điểm và vai trò của pháp luật Thương mại điện tử?

Điều 9. Hiệp hội thương mại

1. Hiệp hội thương mại được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, động viên thương nhân tham gia phát triển thương mại, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại.

2. Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.

MỤC 2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Điều 10. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

Tham khảo thêm: Tranh chấp kinh doanh thương mại

Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

Xem thêm: Các nguyên tắc trong đấu giá hàng hóa theo Luật Thương mại

2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

Điều 14. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

1. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

2. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

Xem thêm: Quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa theo Luật thương mại

Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

MỤC 3. THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Điều 16. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa theo Luật Thương mại

2. Tải về Luật thương mại 1997 số 58/L-CTN

Click để tải: Luật thương mại năm 1997

LUẬT

THƯƠNG MẠI

LỜI NÓI ĐẦU

Luật thương mại là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại trên các vùng của đất nước; mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài; góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định hoạt động thương mại tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1: PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI

Xem thêm: Ủy quyền giám định thương mại theo Luật thương mại

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại

Luật thương mại điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định địa vị pháp lý của thương nhân và quy định những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng của Luật thương mại

1- Đối tượng áp dụng của Luật thương mại là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam.

2- Đối với những người buôn bán rong, quà vặt có vốn kinh doanh, doanh thu, thu nhập thấp, Chính phủ ban hành Quy chế riêng theo những nguyên tắc cơ bản của Luật này.

Điều 3. Áp dụng Luật thương mại và các luật liên quan

Các hoạt động thương mại phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài

Xem thêm: Các loại chế tài thương mại theo Điều 292 Luật thương mại

1- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài không trái với pháp luật Việt Nam hoặc trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài.

3- Các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan;

2- Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội;

3- Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán;

Xem thêm: Giá trị pháp lý của chứng thư giám định thương mại theo Luật thương mại

4- Dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá;

5- Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại;

6- Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên;

7- Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ.

Mục 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

Điều 6. Quyền hoạt động thương mại

Cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được hoạt động thương mại trong các lĩnh vực, tại các địa bàn mà pháp luật không cấm.

Để đảm bảo lợi ích quốc gia, Nhà nước độc quyền kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực, tại một số địa bàn, đối với một số mặt hàng, dịch vụ theo danh mục do Chính phủ công bố.

Nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân trong hoạt động thương mại.

3. Giải đáp một số câu hỏi về Luật thương mại mới nhất 2022

Tóm tắt câu hỏi:

Con chào luật sư. Con hiện là sinh viên Luật và con có thắc mắc về Luật Thương mại 2005 mong luật sư giúp con 1 số nhận định sau:

1. Mua 1 tặng 1 là hình thức khuyến mại giảm giá 50%.

2. Hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ chưa được xác lập xong nếu các bên chưa thỏa thuận xong về giá.

3. Luật Thương mại Việt Nam chỉ quy định về đấu giá hàng hóa chưa có quy định về đấu giá dịch vụ.

4. Trong hợp đồng quyền chọn bên mua quyền có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

5. Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm như thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

6. Hợp đồng vay vốn của 1 công ty với ngân hàng chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005.

7. Hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là đã xác lập khi bên được chào hàng gửi chấp nhận chào hàng cho bên chào hàng.

8. Tính ưu việt của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

9. So sánh điều kiện áp dụng thói quen trong thương mại và tập quán thương mại.

10. So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Con cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Đọc thêm: Tên thương mại là gì ? Quyền sử dụng, đăng ký tên thương mại ?

* Mua 1 tặng 1 là hình thức khuyến mại giảm giá 50%.

Theo Khoản 2 Điều 92 Luật Thương mại 2005, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền là một hình thức khuyến mãi. Nói cách khác, mua 1 tặng một là một hình thức khuyến mãi tặng hàng hóa cho khách hàng không thu tiền.

Giảm giá cũng là một hình thức khuyến mãi. Theo khoản 3 Điều 92 Luật Thương mại 2005, giảm giá là hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.

Như vậy, nhận định “Mua 1 tặng 1 là hình thức khuyến mãi giảm giá 50%” là không đúng theo quy định Luật thương mại 2005.

* Hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ chưa được xác lập xong nếu các bên chưa thỏa thuận xong về giá.

Căn cứ Điều 24 Luật thương mại 2005 quy định: Đối với loại hợp đồng này, điều khoản về giá cả được coi là điều khoản cơ bản. Những điều khoản cơ bản là những điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng. Nếu không thể thỏa thuận được về những điều khoản đó thì xem như hợp đồng không thể giao kết được. Ví dụ: điều khoản về đối tượng của hợp đồng, giá cả, địa điểm, cách thức thanh toán hay thực hiện nghĩa vụ… Ngoài ra có những điều khoản vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận được những điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là những điều khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết.

Như vậy, nhận định các bên chưa thỏa thuận xong về giá thì hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vự chưa xác lập xong là không đúng theo quy định pháp luật.

* Luật Thương mại Việt Nam chỉ quy định về đấu giá hàng hóa chưa có quy định về đấu giá dịch vụ.

Đối với đấu giá hàng hóa trong Luật thương mại 2005, đối tượng của đấu giá hàng hóa bao gồm tất cả động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Có thể thấy, đối tượng của đấu giá hàng hóa tài sản, hàng hóa cụ thể , rõ ràng để xác định giá cả thực sự của nó và việc đấu giá sẽ quyết định cá nhân, tổ chức nào được mua do trả giá cao nhất. Vì dịch vụ là khái niệm chung chung, không cụ thể, khó xác định nên hiện nay không có quy định nào của Luật thương mại 2005 về đấu giá dịch vụ.

* Trong hợp đồng quyền chọn bên mua quyền có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

Căn cứ Điều 66 Luật Thương mại 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn như sau:

“1. Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả thuận.

2. Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.

3. Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng.

4. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.”

Như vậy, bên mua quyền có thể quyết định thực hiện hợp đồng hoặc không. Nếu bên giữ quyền quyết định không thực hiện hợp đồng thì hợp đồng sẽ hết hiệu lực sau khi thời hạn hợp đồng chấm dứt.

* Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm như thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Theo quy định tại Điều 238 Luật thương mại 2005 quy định giới hạn trách nhiệm như sau:

“1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.

2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.

3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.”

Điều 253 Luật Thương mại 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh

1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;

b) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa;

c) Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;

d) Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;

b) Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

c) Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

d) Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

đ) Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.”

Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm như thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistic mà phải chịu toàn bộ trách nhiệm nếu xảy ra tổn thất hay rủi ro cho hàng hóa.

* Hợp đồng vay vốn của 1 công ty với ngân hàng chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại

Khi Ngân hàng hay các Tổ chức tín dụng là bên cho vay thì hợp đồng vay chính là hợp đồng tín dụng. Theo đó ngân hàng giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Còn những hoạt động cấp tín dụng khác như bảo lãnh, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá được gọi chung là hợp đồng cấp tín dụng.

Như vậy, hợp đồng vay giữa doanh nghiệp và Ngân hàng sẽ được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản trong đó có Luật thương mại 2005.

* Hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là đã xác lập khi bên được chào hàng gửi chấp nhận chào hàng cho bên chào hàng.

Vì Luật thương mại 2005 không có quy định về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa nên những quy định về hợp đồng dân sự trong “Bộ luật dân sự 2015” sẽ được áp dụng.

Theo khoản 1 điều 404 “Bộ luật dân sự 2015”:

“Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết”

Điều 405 “Bộ luật dân sự 2015” cũng quy định về hiệu lực của hợp đồng:

“Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, bên được chào hàng gửi chấp nhận chào hàng cho bên chào hàng không được coi là đã xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa.

giai-dap-thac-mac-ve-luat-thuong-mai-2005

Luật sư tư vấn pháp luật thương mại qua tổng đài: 1900.6568

* Tính ưu việt của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Sở giao dịch hàng hóa là nơi giao dịch mua bán hàng hóa thật trên cơ sở duy trì các giao dịch có giao hàng và là nơi để bảo hiểm rủi ro. Việc mua bán qua sở giao dịch hàng hóa giúp các nhà đầu tư có điều kiện dễ dàng và thuận lợi để lựa chọn đối tác của mình.

* So sánh điều kiện áp dụng thói quen trong thương mại và tập quán thương mại

Tập quán thương mại quốc tế, trước tiên là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi. Những thói quen thương mại sẽ được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn 3 yêu cầu sau:

– Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên;

– Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen duy nhất;

– Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Thói quen thương mại là những quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

Luật thương mại 2005 có quy định:

“Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật Dân sự.”

* So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ

– Chủ thể: Chủ thể của hợp đồng cung ứng là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (khách hàng); hai bên này có thể là cá nhân, tổ chức. Ví dụ, bên cung ứng dịch vụ có thể là một công ty viễn thông cho khách hàng là cá nhân. Cũng như có trường hợp bên cung ứng dịch vụ là một cá nhân (chuyên gia pháp lý) cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý cho một tổ chức (công ty, doanh nghiệp).

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc phải có một bên là thương nhân. Điều này có nghĩa là một bên chủ thể là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân cũng có thể không phải là thương nhân.

– Đối tượng: Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là một loại hình dịch vụ nào đó: tính chất của hợp đồng sẽ tùy thuộc vào loại hình dịch vụ. Đó có thể là những dịch vụ đơn giản (dịch vụ gửi giữ tài sản, dịch vụ photocopy, dịch vụ dịch thuật…) hay những dịch vụ phức tạp hơn (dịch vụ tư vấn, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ chuyên chở, dịch vụ ngân hàng…).

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Đối tượng của hợp đồng mua bán chỉ là động sản và những vật gắn liền với đất đai. Đối tượng hàng hóa trong thương mại hẹp hơn đối tượng tài sản được phép giao dịch trong dân sự.

– Nội dung: Nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ là quyền và nghĩa vụ của hai bên, trong đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thực hiện dịch vụ cho bên kia, còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thanh toán phí sử dụng dịch vụ (phí dịch vụ).

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nội dung của HĐ mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng. Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng.

– Hình thức: Hình thức của hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một số loại hợp đồng cung ứng dịch vụ sau đây phải được lập dưới hình thức văn bản hay một hình thức pháp lý tương đương: hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng gia công, hợp đồng xây dựng, hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm… Có thể thấy, với đa số hợp đồng cung ứng dịch vụ, pháp luật Việt Nam đều yêu cầu hợp đồng được lập dưới hình thức văn bản (trong khi các hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung thì không có yêu cầu này). Điều này cho thấy tính chất phức tạp của hợp đồng cung ứng dịch vụ với hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu…

– Tính chất pháp lí: Cả hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng song vụ có tính bồi hoàn.

Tham khảo thêm: Phân biệt thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !