logo-dich-vu-luattq

Pháp luật hình sự là gì

.>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Một số vấn đề cơ bản về nguyên tắc độc lập xét xử

Xem thêm: Pháp luật hình sự là gì

Tìm hiểu thêm: Luật an ninh mạng được thông qua ngày nào

Theo Từ điển tiếng Việt: “Độc lập là đứng một mình, không dựa vào ai, không nhờ cậy ai, không bị ai kiềm chế”1. Nguyên tắc “khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được hiểu dưới hai khía cạnh là độc lập với các yếu tố bên ngoài và độc lập với các yếu tố bên trong.

Độc lập với các yếu tố bên ngoài là khi nghiên cứu hồ sơ cũng như khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra, không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát. Quá trình nghiên cứu hồ sơ và tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phải xem xét, thẩm tra đánh giá chứng cứ và các tình tiết khác của vụ án một cách thận trọng, tỉ mỉ, khoa học, toàn diện, kể cả chứng cứ có trong hồ sơ và chứng cứ tại phiên tòa. Bản án của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa. Khoản 3 Điều 222 Bọ luật TTHS quy định “khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa”.

Tham khảo thêm: Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nguyên tắc độc lập xét xử còn đòi hỏi sự độc lập của hội đồng xét xử với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân. “Cấp trên của quan tòa là luật pháp” (Các Mác) có nghĩa là, khi xét xử, Tòa án không có cấp trên, cấp trên của Hội đồng xét xử chính là pháp luật. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị ràng buộc, không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến của ai. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp hoặc tác động vào các thành viên của Hội đồng xét xử để ép họ phải xét xử vụ án theo ý chủ quan của mình. Mọi hành động can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào đều làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án và đều bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên trong hoạt động xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, của bất kỳ ai và phải nắm bắt dư luận xã hội, nhưng khi quyết định, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét mọi vấn đề một cách độc lập, không được để cho ý kiến bên ngoài làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án.

Nguyên tắc độc lập khi xét xử còn thể hiện trong quan hệ giữa các cấp xét xử. Hiện nay, Tòa án cấp trên quản lý Tòa án cấp dưới cả về tổ chức, tài chính và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, phải tách bạch từng mối quan hệ. Trong hoạt động nghiệp vụ, mối quan hệ giữa Tòa án cấp trên và Tòa án cấp dưới là mối quan hệ tố tụng, chứ không phải là mối quan hệ quản lý hành chính. Tòa án cấp trên hướng dẫn Tòa án cấp dưới về áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử, nhưng không được quyết định hoặc gợi ý cho Tòa án cấp dưới trước khi xét xử một vụ án cụ thể.

Nguyên tắc độc lập trong xét xử không mâu thuẫn gì với nguyên tắc sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định tại Điều 4 Hiến pháp 1992. Vì pháp luật chính là sự thể chế hóa đường lối của Đảng, nên việc tuân thủ pháp luật cũng chính là phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Mọi sự can thiệp của các cấp ủy Đảng và đảng viên có chức vụ, quyền hạn vào việc xét xử của từng vụ án cụ thể của Hội đồng xét xử đều thể hiện nhận thức không đúng đắn về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác xét xử của Tòa án. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: “Đảng không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái luật; mọi vi phạm đều đưa ra xử lý theo pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ, không được làm theo kiểu phong kiến, dân thì phải chịu hình phạt, quan thì xử theo lễ. Phải nghiêm trị tất cả những kẻ phạm tội bất kỳ ở cương vị nào và phải đảm bảo công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân”2.

Tìm hiểu thêm: điều 191 luật đất đai 2013

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !