logo-dich-vu-luattq

Phẩm chất chính trị là gì

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, theo đó việc giữ vững phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng, góp phần xây dựng bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả và hướng tới một chính phủ kiến tạo – liêm chính – vì nhân dân.

Vậy phẩm chất chính trị là gì? Vai trò của phẩm chất chính trị? Các nhân tố tác động đến phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay là gì?

Xem thêm: Phẩm chất chính trị là gì

Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin dưới bài viết sau.

Phẩm chất chính trị là gì?

Phẩm chất chính trị là nhận thức, tư tưởng, ý chí về chủ trường, đường lối, chính sách, mục đích, nhiệm vụ đấu tranh của Đảng. Trong đó, tiêu chuẩn về chính trị, tư tưởng theo Quy định 214-QĐ/TW ngày 02/01/2020 của Ban Chấp hành Trung ương về Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Quản lý quy định như sau:

“Về chính trị, tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.”

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có khái niệm cụ thể về phẩm chất chính trị, do đó có thể dựa trên khái niệm phẩm chất và chính trị trong tử điển Tiếng Việt để rút ra khái niệm phẩm chất chính trị, theo đó:

Đọc thêm: Quan hệ thẩm mỹ là gì? Nguồn gốc, bản chất, tính chất

– Phẩm chất là cái làm nên giá trị của một người hay một vật. Như vậy phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật. Khái niệm phẩm chất vừa có nghĩa hẹp vừa có nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ quan vận động. Đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý. Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý chí, hứng thú, tính khí, phong cách của con người.

– Chính trị là những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước, hoặc những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước; là những hiểu biết hoặc những hoạt động để nâng cao hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước. Chính trị còn được hiểu là chủ trương, chính sách của Đảng cầm quyền. Các chủ trương, chính sách này sẽ được cụ thể hóa thành pháp luật của Nhà nước.

Trên đây là định nghĩa về phẩm chất chính trị là gì?, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu về vai trò của phẩm chất chính trị.

Vai trò của phẩm chất chính trị

Cán bộ, công chức cần phải có phẩm chất chính trị vững vàng thì mới khả năng quản lý để xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển và phục vụ tốt nhất cho người dân; cũng như nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của tất cả mọi người dân. Có như vậy đời sống nhân dân mới được đảm bảo tốt nhất và xã hội mới có thể phát triển bền vững.

Các nhân tố tác động đến phẩm chất chính trị

Trong thực tế phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức còn yếu kém, chưa vững vàng do các nhân tố tác động như sau:

Tìm hiểu thêm: Hợp pháp hóa lãnh sự là gì

Thứ nhất: Do công tác quản lý, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng cán bố, công chức và sự gương mẫu của người đứng đầu còn chưa cao.

Thứ hai: Do trình độ, kỹ năng, phương pháp và tác phong công tác còn kém.

Thứ ba: Do công tác đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm chưa khách quan, công tâm và kém hiệu quả.

Thứ tư: Do môi trường làm việc thiếu tính minh bạch, công khai, dân chủ.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến phẩm chất chính trị là gì?, vai trò của phẩm chất chính trị, các nhân tố tác động đến phẩm chất chính trị.

>>>>>>> Tham khảo: Phẩm chất chính trị lối sống đạo đức của giáo viên

Đọc thêm: Quy hoạch đất nông nghiệp là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !