logo-dich-vu-luattq

Người tham gia tố tụng hình sự

1 Khái niệm về người tham gia tố tụng

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 , có 20 loại người tham gia tố tụng hình sự bao gồm: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người làm chứng; Người chứng kiến; Người giám định; Người định giá tài sản; Người phiên dịch, người dịch thuật; Người bào chữa; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Theo đó người tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm bao gồm: bị cáo; người bào chữa; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch. Trong số những người trên, có người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có người tham gia tố tụng để giúp đỡ những người có quyền và lợi ích hợp pháp và có người tham gia tố tụng chỉ nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật vụ án.

Xem thêm: Người tham gia tố tụng hình sự

Những người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bao gồm: bị cáo; người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu địa vị pháp lý của từng người theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2 Quy định về Bị cáo

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.

Chỉ những người bị Toà án đưa ra xét xử mới gọi là bị cáo, còn những người tuy có hành vi phạm tội, đã bị Viện kiểm sát truy tố nhưng chưa bị Toà án quyết định đưa rạ xét xử thì không gọi là bị cáo. Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành, khái niệm bị cáo được dùng để chỉ một người bị Viện kiểm sát truy tố (tức là từ khi có bản cáo trạng)

Hiện nay, theo luật hiện hành, quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm không bằng văn bản như cấp sơ thẩm, việc quyết định này được thể hiện bằng lịch phiên toà và các giấy triệu tập của Toà án cấp phúc thẩm. Tuy nhiên có một vài trường hợp, vì tính chất nghiêm trọng và phức tạp của vụ án nên Toà án cấp phúc thẩm đã quyết định đưa vụ án ra xét xử bằng văn bản như Toà án cấp sơ thẩm nhưng chỉ là cá biệt. Còn ở giai đoạn giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, tư cách bị cáo của người bị kết án chỉ được thể hiện tại phiên toà giám đốc thẩm. Tuy nhiên, ở giai đoạn này tư cách bị cáo không rõ nét như ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vì tại phiên toà giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hầu như không triệu tập người bị kết án đến phiên toà mà chủ yếu xem xét vụ án trên cơ sở những tài liệu có trong hồ sơ vụ án (xét xử bút lục). Về lý thuyết, ở giai đoạn này vẫn có tư cách bị cáo và điều này được thể hiện trong quyết định giám đốc thẩm có câu : “xét xử vụ án hình sự có bị cáo”. Như vậy, tư cách bị cáo của một người hoặc một pháp nhân được xác lập từ khi họ bị Toà án quyết định đưa ra xét xử cho đến khi họ bị kết án về một tội theo quy định của Bộ luật hình sự. Là bị cáo, họ chưa bị coi là người có tội, họ chỉ là người bị cáo buộc về một tội phạm nào đó theo Bộ luật hình sự, nên họ phải được đối xử như đối với một người bình thường khác. Cũng chính vì vậy mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định quyền của bị cáo rất đầy đủ và cụ thể để họ tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ cho mình trước lời cáo buộc của Viện kiểm sát tại phiên toà.

Theo điều 61 BLTTHS năm 2015 quy định bị cáo có quyền như sau: “Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Tham gia phiên tòa; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;Nói lời sau cùng trước khi nghị án; Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Khoản 3 điều này cũng quy định Bị cáo có nghĩa vụ:Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

>&gt Xem thêm: Mẫu đơn xác nhận quan hệ nhân thân mới nhất năm 2022 và Cách bảo vệ quyền nhân thân

Trong các quyền và nghĩa vụ của bị cáo nói trên, thì tham gia phiên toà vừa là quyền, đồng thời còn là nghĩa vụ. Sự có mặt của bị cáo tại phiên toà không chỉ tạo điều kiện cho bị cáo được trình bày về mọi vấn đề nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mình mà còn giúp cho Toà án xác định sự thật của vụ án. Khi xem xét quyền và nghĩa vụ của bị cáo cần xem xét nó trong một thể thống nhất, nó luôn tác động qua lại, quyền của bị cáo bao giờ cũng gắn với nghĩa vụ của bị cáo, muốn thực hiện quyền thì bị cáo phải thực hiện nghĩa vụ, quyền của bị cáo là nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng và ngược lại. Trong các quyền của bị cáo chúng ta thấy quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa là quyền cơ bản và rất quan trọng, nó chi phối các quyền khác của bị cáo và khi thực hiện các quyền khác cũng chính là nhằm thực hiện quyền, bào chữa của bị cáo

3 Quy định về người bị hại

Người Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Một số trường hợp tuy có người bị gây thương tích, nhưng thương tích đó chưa tới mức là “hậu quả” của tội cố ý gây thương tích và người có hành vi gây thương tích chưa phạm tội này thì người bị thương chưa phải là người bị hại, nếu người gây thương tích không phạm tội gây rối trật tự công cộng thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và như vậy làm gì có vụ án hình sự nữa để người bị thương tích tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại

Người Bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Nếu bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại. Trong trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của bị hại tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức không thể tham gia tố tụng được thì cơ quan, tổ chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”,

Người bị hại có quyền sau Theo khoản 2 Điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

>&gt Xem thêm: Sở hữu trí tuệ là gì ? Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Bảo vệ quyền SHTT

đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

Tìm hiểu thêm: Luật thi hành án hình sự sửa đổi

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

>&gt Xem thêm: Khái niệm pháp nhân là gì ? Điều kiện để có tư cách pháp nhân là gì ?

Bên cạch đó bị hại có nghĩa vụ sau đây Khoản 4 điều 62 BLTTHS năm 2015 quy định

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

Theo đó Người bị hại có các đặc điểm

-Về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức;

-Thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp.

– Thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.

– Công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

4 Quy định về Nguyên đơn dân sự

Theo điều 63 BLTTHS năm 2015 quy định

>&gt Xem thêm: Các trường hợp được phép bắt giữ người theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện nay

Nguyên đơn dân sự là cá nhân cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự không giống với nguyên đơn trong vụ án dân sự. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện yêu cầu Toà án nhân dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Người khởi kiện là nguyên đơn nhưng không phải người khỏi kiện nào cũng bị thiệt hại và nếu có bị thiệt hại thì thiệt hại đó không chỉ là thiệt hại về vật chất mà còn có những thiệt hại khác, và nhất thiết không phải là thiệt hại do tội phạm gây ra. Còn nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự chỉ có một loại thiệt hại đó là thiệt hại về vật chất và thiệt hại đó chỉ do tội phạm gây ra. Thực tiễn xét xử, không phải bao giờ Toà án cũng xác định đúng cá nhân hoặc tổ chức bị thiệt hại đÚỊíg tư cách là nguyên đơn dân sự mà không ít trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng xác định không đúng tư cách dẫn đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của họ không đúng.người bị thiệt hại không có đơn yêu cầu bồi thường thì cũng không phải là nguyên đơn dân sự

Nguyên đơn dân sự có thể đồng thời là người bị hại và trong trường hợp này thì họ có cả quyền của người bị hại và quyền của nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng quyền của người bị hại khi tham gia tố tụng là đủ. Ví dụ một người bị người khác cố ý gây thương tích có tỷ lệ thương tật là 62%, họ tham gịa tố tụng vừa với tư cách là người bị hại, vừa với tư cách là nguyên đơn dân sự vì họ bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra (tiền thuốc chữa bệnh, các khoản tiền chi phí sau khi vết thương đã được điều trị…). Thực tiễn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần xác định họ là người bị hại mà không cần phải xác định họ là nguyên đơn dân sự vì không cần thiết.

Quyền của Nguyên đơn dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 63 BLTTHS năm 2015 như sau

– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

– Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

– Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

>&gt Xem thêm: Tạm giam là gì? Quy định luật tố tụng hình sự về tạm giam, tạm giữ người?

-Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

-Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;

– Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

Đọc thêm: Quy trình khởi tố vụ án hình sự

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó Nguyên Đơn dân sự phải có mặt khi có giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

5 Quy định về Bị đơn dân sự

Bị đơn dân sự theo quy địn của luật hiện hành là cá nhân cơ quan tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Nếu nguyên đơn dân sự là người bị thiệt hại do tội phạm gây ra thì bị đơn dân sự lại là người phải bồi thường những thiệt hại đó và những thiệt hại mà tội phạm gây ra cho người bị hại. Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự trước hết không phải là ngưới gây ra thiệt hại cho nguyên đơn dân sự hoặc người bị hại mà thiệt hại đó do bị cáo gây ra, nhưng theo quy định của pháp luật thì họ lại phải bồi thường thay cho bị cáo

>&gt Xem thêm: Biện pháp ngăn chặn: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào trong luật tố tụng hình sự

Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự cũng không giống như bị đơn dân sự trong vụ án dân sự. Bị đơn dân sự trong vụ án dân sự là người bị khởi kiện, nhưng không phải người bị khởi kiện nào cũng phải bồi thường thiệt hại mà việc họ có phải bồi thường cho nguyên đơn dân sự hay không còn tuỳ thuộc sự quyết định của Toà án, thực tiễn xét xử không ít trường hợp người bị khởi kiện lại không phải bồi thường cho người đi kiện và bị đơn dân sự trong vụ án dân sự chỉ được xác định khi có đơn khởi kiện còn bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là do cơ quan tiến hành tố tụng xác định dù nguyên đơn dân sự có khởi kiện hay không.

Đại diện hợp pháp của bị đơn dân sự cũng tương, tự như đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự, họ có thể là người đứng đầu của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, người được bị đơn dân sự ủy quyền và những người người bảo vệ quyền lợi của đương sự

Theo quy định tại điều 64 BLTTHS năm 2015 quy định về quyền của bị đơn dân sự

– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

– Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;

– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

– Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

– Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;

– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

>&gt Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền trong tham gia tố tụng dân sự mới năm 2022

– Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;

– Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

Đọc thêm: Quy trình khởi tố vụ án hình sự

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bị đơn dân sự cũng phải ,Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại;Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty Luật Minh Khuê chúng tôi : 1900.6162

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật Minh Khuê

Luật Minh Khuê xin cảm ơn !

>&gt Xem thêm: Đương sự là gì ? Người tham gia tố tụng dân sự là gì ?

Đọc thêm: Phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !