logo-dich-vu-luattq

Mua bán hóa đơn là gì

1. Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, hóa đơn là một loại chứng từ ghi nhận viêc mua bán, kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để nộp thuế và xác định nguồn gốc, xuât xứ của sản phẩm.. Do đó, các hành vi làm sai lệch các thông tin trên hóa đơn, mua bán hóa đơn, lập khóng hóa đơn… là những hành vi vi phạm pháp luật bởi sự ảnh hưởng của chúng đến việc quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Mua bán hóa đơn là gì

Hiện nay, pháp luật hình sự đã ghi nhận một số tội phạm liên quan đến hóa đơn, chứng từ thu nộp cho ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức, răn đe nhằm người có hành vi phạm tội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước, xã hội.

Nếu bạn có thắc mắc cũng như muốn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến hóa đơn hay, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về vấn đề này.

2. Tư vấn về hành vi mua bán hóa đơn

Nội dung tư vấn: Kính gửi công ty Luật Minh Gia! Tôi có thắc mắc về việc tình huống mua bán hoá đơn. Tôi rất mong sớm nhận được sự tư vấn của Luật Minh Gia (Tình huống giả thiết như sau). Tôi có làm kế toán cho 1 công ty TNHH 1TV tư nhân, trong quá trình làm việc, dưới sự chỉ đạo của sếp tôi có xuất bán rất nhiều hoá đơn cho các công ty khác nhau. (tổng giá trị trên hoá đơn xuất bán khoảng 70 tỷ chưa tính thuế GTGT). Nhưng nghiêm trọng hơn là vì chữ kí của sếp tôi rất đơn giản, và sếp thường đi công tác xa, và chính sếp là người bảo tôi tập chữ kí của sếp để sử dụng trọng những trường hợp cần thiết. Thế nên trong vài lần sếp đi vắng, tôi có kí tên sếp vào 1 số hoá đơn, hợp đồng, và cả sec rút tiền mặt để phục vụ cho việc xuất bán hoá đơn chứ tôi không hề chiếm đoạt tiền về làm của riêng. Trong quá trình viết hoá đơn dưới sự chỉ đạo của sếp, tôi không được sếp chi cho 1 khoản tiền nào. Tuy nhiên, ngoài việc xuất hoá đơn theo chỉ thị của sếp thì tôi có xuất cho các công ty khác khoảng 750 triệu và thu về khoảng 40 triệu tiền phí hoá đơn. Khi các công ty A mua hoá đơn bị thanh tra, bại lộ việc mua bán hoá đơn, sếp tôi vin vào việc toàn bộ liên 2 giao khách hàng đều đóng dấu treo, hợp đồng của mấy công ty đó lại là tôi ký, hoá đơn liên1+3 năm 2016 lưu công ty sếp tôi chưa kí, và vài tờ sec tôi ký trong đó có 1 tờ rút tiền của công ty A chuyển tiền…với tần đó chứng cứ sếp tôi vì muốn chạy tội đã kiện tôi tội lợi dụng tín nhiệm, mua bán hoá đơn, chiếm đoạt tài sản…Tôi không có trong tay bằng chứng nào để lật lại những lời buộc tội của sếp vì tất cả những chỉ thị của sếp đều là trực tiếp hoặc qua điện thoại nhưng tôi không lưu lại. Chỉ có bằng chứng duy nhất là năm 2015 sếp đã bán hoá đơn cho công ty A và đã kí đủ các liên lưu lại công ty. Và tôi ko có bất kì tài sản riêng nào phát sinh trong quá trình làm việc cho sếp. Mặt khác, trong thời gian nghỉ sinh con thứ 2, kế toán khác nhập liệu hoá đơn đầu vào, tôi căn cứ số liệu đó xuất hoá đơn đầu ra. Nhưng do kế toán khác nhập sai hoá đơn đầu vào của công ty B, có rất nhiều hoá đơn nhập nhiều lần nên tôi đã xuất hoá đơn đầu ra quá tay…, khi phát hiện sai sót tôi có báo cáo sếp, và sếp nói tôi tự xử lí đi, nên tôi đã mua hoá đơn đầu vào tổng số 12 tờ, trị giá hơn 5 tỷ tiền hoá đơn trước VAT, hợp đồng + UNC chuyển tiền trả công ty B đều do tôi ký, tôi phải chi trả 10.500.000đ cho việc mua hoá đơn này. Bây giờ sếp tôi nói sếp không liên quan gì đến việc tôi mua hoá đơn của công ty B. Rất mong Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi: 1. Với những tình tiết như trên thì tôi sẽ bị truy tố với các tội danh gì, mức xử phạt ra sao. 2. Tôi có các tình tiết nào có thể giảm nhẹ tội không. (điều kiện gia đình bình thường ko thuộc chính sách nào, tôi chưa từng vi phạm pháp luật, tôi không có chồng và đang 1 mình nuôi 2 đứa con nhỏ 1 đứa sinh 21/10/2013, 1 đứa sinh 10/12/2015). Tôi rất mong sơm nhận được sự tư vấn của Luật Minh Gia. Xin chân thành cám ơn.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp theo tình huống giả thiết (thời điểm chưa áp dụng luật hình sự 2015) thì tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 164a Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:

Điều 164a*. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

d) Hoá đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

đ) Thu lợi bất chính lớn

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo quy định của thông tư số 10/201/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC về hướng dẫn ấp dụng một số điều trong Bộ Luật Hình Sự có quy định như sau:

Điều 2. Về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a BLHS)

1. Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước bao gồm:

a) Hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng; các hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm, …và phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng;

b) Lệnh thu nộp ngân sách nhà nước, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng kê nộp thuế, biên lại thu ngân sách nhà nước và chứng từ phục hồi trong quản lý thu ngân sách nhà nước.

3. Các hành vi qui định tại Điều 164a của BLHS được hiểu như sau:

Tham khảo thêm: Thời điểm xuất hóa đơn xây dựng

a) In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo qui định của pháp luật; In hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả;

b) Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng qui định;

c) Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:

c.1) Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định;

c.2) Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo;

c.3) Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

c.4) Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.

4. Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn được hiểu như sau:

a) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi (chưa ghi giá trị) từ 50 số đến dưới 100 số được coi là lớn; từ 100 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.

b) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến dưới 30 số được coi là lớn; từ 30 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.

5. Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.

6. Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

Đọc thêm: Hóa đơn giá trị gia tăng

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Theo đó bạn có thể đối chiếu với hoàn cảnh cá nhân của mình để xem xét mình có các tình tiết giảm nhẹ nào theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi thứ 2 – Tư vấn về thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà

Kính gửi Luật sư,Vợ chồng tôi mua và sở hữu một căn chung cư. Tôi có sở hữu riêng một căn nhà trước hôn nhân, nên là sở hữu riêng. Vợ tôi không có căn nào khác.Tôi muốn hỏi, nay nếu bán căn hộ chung của 2 vợ chồng, vợ tôi chỉ sở hữu (chung) 1 căn duy nhất này, thì có phải đóng thuế TNCN không? Lúc này thuế TNCN (2% tiền bán căn hộ) thì sẽ tính như thế nào, cả 2 vợ chồng đóng, hay chỉ mình tôi đóng? Ví dụ căn hộ 1 tỷ VND thì thuế TNCN là bao nhiêu trong trường hợp này?Tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 2 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định:

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

…”

Quy định trên được hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP:

“2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó);

b) Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày;

c) Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ;

Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật. “

Vì là thuế thu nhập cá nhân nên cá nhân nào thuộc trường hợp được miễn thuế thì sẽ được miễn, cá nhân nào không được miễn thì vẫn phải nộp thuế đầy đủ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Hóa đơn đầu ra là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !