logo-dich-vu-luattq

Mẫu quyết định tách vụ án hình sự

Vụ án được hiểu là những vụ việc có dấu hiệu trái với các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam, mang tính chất hình sự hoặc là sự tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra tòa án hoặc cơ quan trọng tài để giải quyết. Hiện nay, việc tách hay nhập đối với vụ án hình sự không còn xa lạ đối với quá trình giải quyết vụ án. Việc chia tách vụ án hình sự về bản chất là việc tách các tội phạm hoặc các bị can trong cùng một vụ án thành những vụ án riêng lẻ. Trong quá trình tách vụ ánh hình sự cơ quan có thẩm quyền cần lập mẫu quyết định tách vụ án hình sự để đảm bảo giá trị pháp lý của giai đoạn này.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Xem thêm: Mẫu quyết định tách vụ án hình sự

1. Mẫu quyết định tách vụ án hình sự là gì?

Việc tách vụ án đã dần trở nên quen thuộc và có những vai trò quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự, mang lợi nhiều lợi ích khi cơ quan Nhà nước tiến hành các hoạt động tố tụng, đảm bảo sự thật khách quan của vụ án. Cần lưu ý rằng nếu việc tách vụ án có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án thì không được tách vụ án. Tách vụ án chỉ xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền ban hành mẫu quyết định tách vụ án hình sự. Mẫu quyết định tách vụ án hình sự được sử dụng phố biến trong thực tiễn và có ý nghĩa to lớn đối với các giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự trong thực tiễn.

Mẫu quyết định về việc tách vụ án hình sự là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc tách vụ án hình sự. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin vụ án hình sự, nội dung quyết định tách vụ án hình sự, căn cứ pháp lý ban hành quyết định tách vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định ách vụ án hình sự,… Mẫu quyết định tách vụ án hình sự được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an.

2. Mẫu quyết định tách vụ án hình sự:

……………………………

……………………………

Số: ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày…… tháng…… năm……

Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho mượn nhà làm trụ sở, văn phòng công ty? Hợp đồng cho mượn nhà ở và các lưu ý khi soạn thảo?

QUYẾT ĐỊNH TÁCH VỤ ÁN HÌNH SỰ

Tôi: …………..

Chức vụ: …………..

Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số:……. ngày…………tháng…………năm… của ……..

Xét cần thiết cho việc điều tra;

Căn cứ Điều 36 và Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Tách hành vi ………..

Xem thêm: Các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa?

của bị can ……………

theo Quyết định khởi tố bị can số: ………..ngày …. tháng … năm… của ………..

thuộc vụ án hình sự theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số:………ngày………tháng……..năm… của ……………………..

để điều tra về tội ……….. quy định tại Điều……. Bộ luật Hình sự.

Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa Luật dân sự và Luật hình sự

Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát ……..

Nơi nhận:

– VKS ………

– Hồ sơ mỗi vụ án 02 bản.

Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển lớp cấp 3 và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

……………

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tách vụ án hình sự:

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.

+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định tách vụ án hình sự.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin chủ thể ban hành quyết định tách vụ án hình sự.

+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định tách vụ án hình sự.

Xem thêm: Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

+ Thông báo về việc tách vụ án hình sự.

+ Nội dung quyết định tách vụ án hình sự.

+ Thông tin Viện Kiểm sát tiếp nhận quyết định tách vụ án hình sự.

– Phần cuối biên bản:

+ Thông tin nơi nhận quyết định tách vụ án hình sự.

+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của chủ thể ban hành quyết định tách vụ án hình sự.

4. Một số quy định về nhập và tách vụ án hình sự:

Ta có thể hiểu việc nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo thẩm quyền là việc Cơ quan điều tra ra quyết định nhập vào trong cùng một vụ án để tiến hành điều tra. Còn tách vụ án hình sự để điều tra được hiểu là phân chia vụ án hình sự ra thành hai vụ án trở lên để tiến hành điều tra.

Theo Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra như sau:

Xem thêm: Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

“1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

Tìm hiểu thêm: Vi phạm hình sự ví dụ

a) Bị can phạm nhiều tội;

b) Bị can phạm tội nhiều lần;

c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.

3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.”

Quy định về nhập vụ án hình sự:

Việc nhập vụ án hình sự chỉ được áp dụng trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau cần giải quyết trong cùng một vụ án hình sự mà vẫn phải đảm bảo quá trình giải quyết đúng theo quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết các quan hệ đó. Nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo thẩm quyền là việc Cơ quan điều tra ra quyết định nhập vào trong cùng một vụ án để tiến hành điều tra trong những trường hợp như sau:

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm tra Đảng viên và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Thứ nhất, bị can phạm nhiều tội. Đây là trường hợp bị can đã phạm vào hai tội trở lên, mỗi lần phạm tội đó bị khởi tố về một vụ án hình sự độc lập. Quá trình điều tra làm rõ có đủ chứng cứ chứng minh, Cơ quan điều tra có thể nhập vụ án hình sự hoặc các vụ án đó vào thành một để tiến hàng điều tra.

Thứ hai, bị can phạm tội nhiều lần.

Thứ ba, nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm. Việc nhập vụ án để điều tra chỉ khi cùng một lúc chưa làm rõ được hết việc phạm tội của các bị can này ở các lần khác nhau về một tội phạm, sau đó mới xác minh, làm rõ được. Mỗi lần phạm tội của các bị can, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự độc lập.

Cần lưu ý rằng pháp luật nước ta không đưa ra các quy định bắt buộc đối với việc cần phải nhập vụ án, trong thực tiễn khi giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án hình sự nếu thấy việc đó giúp cho hoạt động điều tra được kịp thời, nhanh chóng khách quan, không để lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội chứ không phải là yêu cầu bắt buộc.

Quy định về tách vụ án hình sự:

Tách vụ án hình sự để điều tra được hiểu là phân chia vụ án hình sự ra thành hai vụ án trở lên để tiến hành điều tra. Thực tế cho thấy Cơ quan điều tra chỉ tách vụ án khi trong một vụ có nhiều tội phạm được thực hiện, tội phạm xảy ra trong khoảng thời gian dài, nếu để trong cùng một vụ án mà điều tra, xử lý sẽ mất thời gian và không đảm bảo yêu cầu về thời hạn điều tra vụ án và việc tách vụ án này ra các vụ án khác nhau để điều tra là cần thiết. Chính bởi do vậy, pháp luật quy định chỉ tách vụ án hình sự để điều tra trong những trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.

Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can cụ thể:

– Thứ nhất: bị can bỏ trốn.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê phòng khách sạn và hướng dẫn soạn thảo hợp đồng

Đối với trường hợp bị can bỏ trốn, viện kiểm sát phải yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can, nếu việc truy nã không có kết quả, thời hạn nghiên cứu hồ sơ quyết định việc truy tố đã hết thì viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án. Sau đó viện kiểm mới ra quyết định tách vụ án hình sự.

– Thứ hai: bị can mắc bệnh hiểm nghèo.

Đối với trường hợp bị can mắc bệnh hiểm nghèo, viện kiểm sát phải căn cứ vào kết luận giám định tư pháp xác định tình ưạng bệnh của bị can để đánh giá mức độ ảnh hưởng của tình trạng bệnh đến quá trình tố tụng. Quyết định tách vụ án hình sự có bị can mắc bệnh hiểm nghèo để giải quyết ưong vụ án khác sau khi tạm đình chỉ vụ án đối với bị can này.

– Thứ ba: bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Đối với trường hợp bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì sau khi có quyết định tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh viện kiểm sát quyết định tách vụ án hình sự đối với bị can này.

Theo quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan điều tra chỉ được tiến hành tách vụ án trong các trường hợp thật sự cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và cơ quan điều tra cần đảm bảo việc tách vụ án này sẽ không làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.

Cần lưu ý tại Khoản 3 Điều Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng đưa ra quy định Cơ quan điều tra phải gửi quyết định nhập hoặc tách vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Pháp luật tố tụng hình sự xác định mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc nhập hoặc tách vụ án hình sự. Đối với trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không đồng ý với quyết định nhập, tách vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền hủy bỏ các quyết định này nhưng cần phải nêu rõ lý do theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Tham khảo thêm: Nộp án phí hình sự ở đâu

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !